Bảo hiểm xã hội là một trong những chủ đề quan trọng đối với người lao động. Nếu bạn đang xem xét việc chuyển đổi công việc và muốn đóng bảo hiểm xã hội tại đơn vị công tác mới, nhiều thắc mắc lúc này là sẽ cần thực hiện những công việc gì và làm sao biết sổ BHXH đã chốt hay chưa? Hiểu được những thắc mắc đó, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Chốt sổ bảo hiểm được hiểu là như thế nào?
Mỗi người lao động sẽ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội, đó là công cụ quan trọng để theo dõi việc đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Đây cũng là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, ban hành ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
Tuy nhiên, quy định này cũng đặt ra việc chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động chuyển đổi công việc hoặc dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị khác. Điều này thường xảy ra khi người lao động nghỉ việc, công ty ngừng hoạt động, hoặc khi hợp đồng lao động giữa người lao động và công ty chấm dứt. Theo Điều 47 của Bộ Luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng với các giấy tờ khác mà họ đã giữ của người lao động.
Ngoài ra, Khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định rằng người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động và xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Do đó, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ do doanh nghiệp, cơ quan, hoặc đơn vị mà người lao động làm việc thực hiện. Người lao động không thể tự mình thực hiện được quy trình này do phải tuân theo quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Làm sao biết sổ BHXH đã chốt hay chưa?
Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một công cụ quan trọng, dùng để ghi chép quá trình mà người lao động tham gia vào hệ thống Bảo hiểm xã hội. Đây không chỉ là một tài liệu quản lý cá nhân mà còn là căn cứ quan trọng cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các chế độ BHXH mà người tham gia được hưởng, tuân theo các quy định của pháp luật. Vậy làm sao biết sổ BHXH đã chốt hay chưa?
Cách 1: Xem trên tời rời cơ quan BHXH cung cấp
Nếu sổ bảo hiểm xã hội đã chốt thì trên tờ rơi có dòng chữ: Tổng thời gian tham gia BHXH là …năm
Cách 2: Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 1: Chọn Tra cứu -> Chọn tiếp tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm
Bước 2: Người tra cứu thực hiện nhập thông tin vào các ô
Trong đó:
Chọn chính xác tên và tỉnh thành nơi cơ quan bảo hiểm mà người cần tra cứu tham gia trong các thanh tùy chọn. Nhập khoảng thời gian tương ứng mà bạn tham gia BH tại cơ quan đó, hoặc toàn bộ thời gian từ khi bắt đầu tham gia BHXH cho đến hiện tại.
Phần thông tin cá nhân, hãy điền đầy đủ Số CMND, họ tên của người cần tra cứu, tên viết có dấu hay không có dấu, hãy kích vào tùy chọn ngay bên dưới. Nhập chính xác Mã số BHXH trong ô tương ứng.
Nhập chính xác số điện thoại mà bạn có thể nhận tin nhắn để nhận mã số OTP của dịch vụ Chăm sóc khách hàng BHXH.
Bước 3: Tích chọn ô “tôi không phải người máy” để xác minh thông tin, sau đó kích chuột vào ô “Lấy mã OTP”. Mã xác thực sẽ được gửi đến số điện thoại bạn đăng ký.
Khi thông tin được điền đầy đủ, hệ thống sẽ tự động xuất hiện thêm phần Nhập mã OTP
Bước 4: Nhập mã OTP và Tra cứu:
Khi thông tin được điền đầy đủ, hệ thống sẽ tự động xuất hiện thêm phần Nhập mã OTP
Điền mã số xác nhận OTP trong tin nhắn nhận được vào ô “ Nhập mã OTP” (trong thời gian 240s từ khi nhận được tin nhắn), kích chọn nút “Tra cứu” để bắt đầu quá trình tra cứu.
Cách 3: Tra cứu qua ứng dụng VssID
Trên ứng dụng VSSID sẽ có đầy đủ quá trình tham gia BHXH theo tháng để người lao động theo dõi chi tiết được tình hình đóng bảo hiểm hiểm của mình đang thực hiện như thế nào
Công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội thì có thể khiếu nại hay không?
Sổ BHXH không chỉ là một văn bản quản lý thông tin, mà còn thể hiện cam kết và trách nhiệm của mỗi người lao động đối với việc tham gia vào hệ thống Bảo hiểm xã hội, đồng thời là cơ sở để họ được hưởng các quyền lợi và bảo vệ xã hội tương ứng. Sự quản lý và bảo quản cẩn thận của sổ BHXH là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính xác thực và đáng tin cậy của thông tin liên quan đến BHXH của mỗi cá nhân, từ đó đảm bảo rằng họ sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp công ty cũ không chốt sổ như quy định thì căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về vấn đề khiếu nại khi công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:
Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó, đầu tiên người lao động cần liên hệ với công ty cũ yêu cầu chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nếu không được giải quyết, người lao động có thể khiếu nại đến các chủ thể có thẩm quyền (Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đơn vị đặt trụ sở chính) để giải quyết quyền lợi của mình.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Làm sao biết sổ BHXH đã chốt hay chưa?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng đến dịch vụ tư vấn pháp lý soạn thảo mẫu đơn hợp thửa đất, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?
- Trường hợp người lao động không được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Câu hỏi thường gặp
Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội là việc tất toán và chấm dứt quá trình đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội mà đơn vị đang thực hiện đóng Bảo hiểm. Thủ tục này được thực hiện khi:
– Người lao động nghỉ việc tại đơn vị hoặc nghỉ hưu khi đủ điều kiện.
– Đơn vị chuyển sang địa chỉ khác dẫn tới việc phải chuyển Cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý nên phải chốt quá trình đóng với Cơ quan cũ.
Sổ BHXH được dùng nhằm mục đích ghi chép lại quá trình mà người lao động tham gia BHXH, đây cũng là căn cứ cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chế độ BHXH cho người tham gia theo như các quy định của pháp luật. Mỗi sổ BHXH đều có một mã số riêng và duy nhất do cơ quan BHXH cấp cho mỗi cá nhân.
Những thông tin có trong sổ BHXH bao gồm: Thông tin của người đăng ký tham gia BHXH( họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán,…); thông tin về quá trình tham gia đóng BHXH; số BHXH; những quyền lợi, lợi ích mà cá nhân đóng BHXH sẽ được hưởng; xác nhận do cơ quan BHXH cấp về các quyết định về vấn đề đóng và hưởng BHXH.