Sự phát triển của mạnh mẽ của ngành công nghệ kéo theo đó là sự phát triển của các ngành công nghệ in ấn, sản xuất giấy tờ, con dấu giả. Thật không khó để có thể tìm kiếm được các trang web làm nhận làm giả các loại giấy tờ và cũng chẳng cần phải tìm kiếm thì các tin nhắn gửi về số điện thoại, facebook, zalo nhận làm giấy tờ giả cũng ngày một tăng lên, nhất là việc chào mời làm giả các giấy tờ về nhà đất trong đó có sổ đỏ. Đây là một trong những hành vi bị pháp luật cấm. Vậy Làm giả sổ đỏ bị phạt như thế nào?
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hình sư 2015
- Luật đất đai 2013 (45/2013/QH13) ban hành 29/11/2013
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 31/12/2021
Làm giả sổ đỏ bị phạt như thế nào?
Sổ đỏ hay sổ hồng còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thi sổ đỏ được pháp luật quy định là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Sự xuất hiện ngày càng nhanh chóng và nhiều cơ sở, tổ chức, cá nhân, văn phòng cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ giả ngang nhiên trên các trang mạng xã hội, tờ rơi quảng cáo,… không đồng nghĩa với việc là họ không vi phạm pháp luật. Sổ đỏ là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt buộc cần có đối với hầu hết những người sử dụng đất.
Sử dụng con dấu, cung cấp dịch vụ liên quan đến đất đai là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Chính vì vậy, việc làm giả sổ đỏ là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Các hình thức và mức xử phạt đối với hành làm giả sổ đỏ được pháp luật quy định cụ thể như sau:
Làm giả sổ đỏ bị phạt tiền
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả (theo điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc có thể bị trục xuất người nước ngoài (theo khoản 6 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.(theo điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc có thể bị trục xuất người nước ngoài (theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác (theo điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc có thể bị trục xuất người nước ngoài (theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP); buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo khoản 4 của nghị định này.
Bên cạnh đó, vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất tại Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP còn quy định:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng.
Ngoài ra, người vi phạm sẽ bị hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện theo quy định.
Làm giả sổ đỏ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Làm giả sổ đỏ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 khi phạm phải các tội sau đây:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về các “Làm giả sổ đỏ bị phạt như thế nào”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, thành lập công ty trọn gói, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833.102.102. để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục làm sổ hộ khẩu điện tử năm 2022
- Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xây dựng năm 2022
- Thủ tục sang tên xe máy không có giấy mua bán năm 2022
- Mẫu đơn xác nhận đặt hàng mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 105 Luật Đất đai 2013 thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp sổ đỏ được quy định như sau:
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) là khoản thu mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địa chính; văn bản; số liệu hồ sơ địa chính.
– Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc: Mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh cao hơn mức thu tại các khu vực khác; mức thu đối với tổ chức cao hơn mức thu đối với hộ gia đình, cá nhân
Theo đó, tùy thuộc vào từng khu vực, địa phường, loại đất, thời gian sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, diện tích đất…thì tiền làm sổ đỏ ở mỗi nơi sẽ là khác nhau. Bảng giá đất được Nhà nước quy định cụ thể ở từng phương.
Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013)