Chào Luật sư. Tôi có mở cửa hàng kinh doanh hàng tạp hóa. Sắp tới có đợt quản lý thị trường kiểm tra đột xuất. Khi quản lý thị trường kiểm tra thì cần những giấy tờ gì? Làm gì khi quản lý thị trường kiểm tra? Hãy theo dõi bài viết sau của Luật sư X!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13
Nội dung tư vấn
Quản lý thị trường là gì?
- Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
- Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ lãnh đạo quản lý thống nhất lực lượng quản lý thị trường về tổ chức, tiêu chuẩn công chức, trang bị nghiệp vụ bảo đảm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý và chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của lực lượng quản lý thị trường ở địa phương, đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
Thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường
Thẩm quyền chung của cơ quan quản lý thị trường
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
Thẩm quyền riêng của cơ quan quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.
Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật và các chính sách chế độ trong lĩnh vực này. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại.
- Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường ở các cấp
- Phát hiện và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại để giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản quy định của các ngành, các cấp có nội dung trái pháp luật về quản lý thị trường trong hoạt động thương mại.
Chi cục quản lý thị trường
- Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; kiểm soát thị trường; đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
- Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại; công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Sở Công Thương và UBND tỉnh kế hoạch; biện pháp về tổ chức thị trường; bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật; ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại; công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền; phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra; kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
- Quản lý công chức; biên chế; kinh phí; trang bị; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.
- Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành; các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường; chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
Cơ quan quản lý thị trường được phép kiểm tra những gì?
Lực lượng Quản lý thị trường dưới góc độ pháp lý được biết đến với vai trò là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống và xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Địa bàn hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường gồm địa điểm sản xuất; kinh doanh hàng hóa; dịch vụ thương mại của tổ chức, cá nhân; địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, sân bay, bến tàu, bến xe; các tuyến giao thông vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ địa bàn hoạt động của hải quan.
Theo quy định tại Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13 ngày 08/03/2016 về quản lý thị trường, các quy định về quản lý thị trường sẽ được thống nhất áp dụng theo quy định này. Hình thức kiểm tra của quản lý thị trường bao gồm:
- Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra chuyên đề.
- Kiểm tra đột xuất.
Làm gì khi quản lý thị trường kiểm tra?
Cần chủ động kiểm tra việc thực hiện đăng ký kinh doanh và chấp hành nội dung đã đăng ký; kiểm tra việc chấp hành các quy định về thương nhân và hoạt động thương mại của doanh nghiệp.
Cần phối hợp với cơ quan quản lý thị trường để giải quyết nếu có vấn đề.
Mời bạn xem thêm
- Thực trạng quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay
- Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế không?
- Quyết định Phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2021 của bộ y tế
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Làm gì khi quản lý thị trường kiểm tra?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833.102.102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trường hợp vi phạm pháp luật quả tang thì đội quản lý thị trường được phép kiểm tra nơi sản xuất kinh doanh của bạn mà không cần phải có quyết định bằng văn bản.
Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.