Chào Luật sư. Hiện tại ở địa phương tôi có đợt làm căn cước công dân. Tuy nhiên, tôi đã làm mất giấy khai sinh. Tôi lo sợ rằng nếu như tôi không có căn cước công dân sẽ không thể làm được căn cước công dân. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là: Làm căn cước công dân có cần giấy khai sinh không? Tôi rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Thẻ căn cước công dân là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Như vậy, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ căn cước công dân gắn chip là thẻ căn cước công dân; tuy nhiên thẻ Căn cước công dân gắn chip tích hợp được nhiều thông tin của công dân; liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính.
Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân
Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…
Giá trị của thẻ căn cước công dân
Căn cước thay thế các giấy tờ công dân được sử dụng từ trước đến nay như: số hộ khẩu; giấy chứng nhận kết hôn; sổ bảo hiểm xã hội,…
Trong tương lai, Căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu.
Sau khi hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Thẻ Căn cước công dân sẽ được gắn chip để trở thành thẻ công dân điện tử, giúp người dân loại bỏ khá nhiều loại giấy tờ tùy thân khi tham gia các giao dịch trong đời sống hàng ngày.
Làm căn cước công dân có cần giấy khai sinh không?
Điều 10, Điều 11 Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định về tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD như sau:
Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ CCCD.
Hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD
– Công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD.
– Cán bộ công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin CCCD, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
– Thu lại CMND, thẻ CCCD đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.
– Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
– Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
– Trả thẻ CCCD và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Như vậy, từ 1.7.2021 khi làm CCCD, bạn được lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin đã chính xác thì bạn được đăng ký trực tiếp mà không phải bổ sung giấy tờ gì.
Nếu thông tin của bạn chưa có hoặc có sai sót thì bạn phải mang theo một giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục làm hộ chiếu online nhanh nhất
- Thủ tục cấp lại hộ chiếu sắp hết hạn năm 2022
- Thủ tục hủy thẻ tạm trú cho người nước ngoài mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Làm căn cước công dân có cần giấy khai sinh không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đơn xác nhận độc thân mới nhất, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công dân mang đầy đủ giấy tờ sau khi đi làm căn cước công dân:
Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu bạn chưa bị thu hồi);
Chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ;
Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu);
Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.
Trình tự cơ bản như sau:
Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân.
Bước 2: Xuất trình CMND/CCCD mã vạch cũ và làm theo hướng dẫn.
Bước 3: Công dân đóng lệ phí cấp CCCD theo quy định.
Bước 4: Cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD gắn chip.
Theo quy định thì khi thực hiện thủ tục Cấp thẻ căn cước công dân, không bắt buộc phải xuất trình Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh.