Công ty tôi hiện đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nên có kế hoạch cắt giảm nhân sự. Tôi là một trong những người có trong danh sách cắt giảm nhân sự vào tháng tới. Tôi đã làm việc ở công ty này được 3 năm và đóng bảo hiểm thất nghiệp được hơn 4 năm. Tôi có tìm hiểu qua các chế độ để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới nhưng vẫn còn một vài vướng mắc. Luật sư cho tôi hỏi làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì? Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải quyết qua bài viết “Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Trợ cấp thất nghiệp là gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Việc Làm năm 2013 nêu rõ chế độ bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ học nghề và tìm việc làm mới trên cơ sở khoản trích tiền lương đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Mặt khác, Điều 42 Luật này cũng nêu rõ 4 chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
“1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.”
Như vậy, trợ cấp thất nghiệp là một trong 4 chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là khoản tiền trợ cấp được trích từ quỹ BHTN để chi trả cho người lao động bị mất việc làm căn cứ vào quá trình tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trước đó.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo khoản 1 điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 1 điều 50 Luật Việc Làm 2013 có nêu rõ như sau:
“Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”
Theo đó, ta có công thức tính mức hưởng TCTN = 60% * mức lương bình quân của 6 tháng liền kề đóng BHTN trước khi thất nghiệp.
Lưu ý: Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, NLĐ có thời gian gián đoạn đóng BHTN thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng TCTN là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng BHTN trước khi người lao động chấm dứt HĐLĐ/HĐLV theo quy định của pháp luật.
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Mức hưởng TCTN tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Mức hưởng TCTN tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.
Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Lưu ý: Người lao động có hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (quy định tại Điểm c Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm 2013) tham gia BHTN thì nộp giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Quy trình thực hiện làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp về cơ bản sẽ gồm các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Được quy định cụ thể tại điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP theo đó, trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng TCTN nộp bộ hồ sơ đề nghị hưởng TCTN cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận TCTN trong giờ làm việc hành chính (trừ ngày lễ, ngày nghỉ) theo quy định của Nhà nước.
Người lao động trong các trường hợp sau thì được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện:
- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
Bước 2: Nhận kết quả
Sau khi nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
- Nếu hồ sơ không đúng theo quy định thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lại người nộp và nêu rõ lý do. Căn cứ vào lý do hoàn trả hồ sơ người lao động sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ và nộp lại.
- Nếu hồ sơ đúng quy định trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
Người lao động nhận tiền trợ cấp thất nghiệp do tổ chức BHXH thực hiện chi trả theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Bước 4: Người lao động hàng tháng báo cáo tình hình tìm kiếm việc làm
Căn cứ theo Điều 52, Luật việc làm 2013 để được hưởng trợ cấp thất nghiệp vào các tháng tiếp theo người lao động cần báo cáo tình hình tìm kiếm việc làm của mình với trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
- Trường hợp bất khả kháng.
Mời bạn xem thêm
- Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào theo quy định mới 2023
- Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu theo quy định pháp luật 2023?
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đăng ký bảo hộ logo công ty. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Sổ bảo hiểm xã hội.
Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Quyết định thôi việc;
Quyết định sa thải;
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Căn cứ quy định tại khoản 3 điều 50 Luật Việc làm 2013 chỉ rõ thời điểm hưởng TCTN được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày người lao động nộp đủ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng TCTN
Bên cạnh đó, khoản 1 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về việc giải quyết hưởng TCTN cho người lao động cụ thể như sau:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Trung tâm DVVL xem xét trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để quyết định việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Đối với trường hợp người lao động gửi hồ sơ đề nghị hưởng TCTN theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện
Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ và được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định hưởng TCTN thì trung tâm DVVL xác nhận về việc đã giải quyết hưởng TCTN của người lao động vào sổ BHXH và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp sau khi chụp sổ BHXH để lưu hồ sơ.
Căn cứ theo Điều 49, Mục 3 của Luật Việc Làm 2013, người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn (điểm a,b khoản 1 điều 43);
Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (điểm c khoản 1 điều 43);
Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ 06 trường hợp sau:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.