Tiền thưởng tết đối với người lao động không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt vật chất mà còn chứa đựng ở đó những yếu tố tinh thần động lực, khích lệ người lao động phấn đấu làm việc để gia tăng năng suất lao động và củng cố tinh thần khích lệ cố gắng hon trong tương lai, trong vị trí mà người lao động đang làm việc. Sau khoảng thời gian mỗi năm làm việc thì người lao động luôn mong chờ vào thời điểm thưởng tết cuối năm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà người lao động không thể tiếp tục làm việc tại công ty để nhận thưởng tết, vậy khi đó vấn đề được quan tâm là thời gian làm việc bao lâu sẽ được thưởng tết? Làm 6 tháng có được thưởng Tết hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Có bắt buộc phải thưởng tết cho người lao động hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 về thưởng cho người lao động đã nêu:
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Như vậy, theo quy định pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng tết cho người lao động. Việc doanh nghiệp có thưởng hay không, thưởng nhiều hay ít hay thưởng bằng cách nào là do doanh nghiệp quyết định, dựa vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Làm 6 tháng có được thưởng Tết hay không?
Căn cứ quy định của Bộ luật lao động thì thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong quá trình nhất định.
Chế độ thưởng do người sử dụng lao động quyết định và được công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức lao động tại cơ sở với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, căn cứ quy định này thì tiền thưởng sẽ không quy định làm bao lâu mới được nhận tiền thưởng Tết mà tất cả người lao động sẽ được nhận tiền thưởng Tết như nhau. Tuy nhiên, mức thưởng này sẽ phụ thuộc vào năng lực và thâm niên làm việc của mỗi người lao động nên sẽ có sự chênh lệch và khác nhau.
Thưởng Tết cho người lao động không phải là một quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp. Mà căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, các chỉ số mục tiêu, năng suất làm việc và mức độ hoàn thành công việc có thể xây dựng quy chế nội bộ của doanh nghiệp về việc thưởng Tết cho người lao động.
Ở mỗi doanh nghiệp, tùy vào hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế thưởng Tết cho người lao động một lần hoặc theo từng năm. Chế độ thưởng Tết có thể thay đổi theo từng năm tùy thuộc vào những tiêu chí đã đề cập ở trên.
– Trường hợp quy chế thưởng không quy định phải làm việc trọn năm trước đó mới được thưởng tết mà chỉ quy định người lao động có thâm niên từ một năm đáp ứng quy định về hiệu suất công việc thì trường hợp người lao động làm việc tuy chưa hết năm nhưng đạt được hiệu suất tốt, có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của công ty và đảm bảo yêu cầu về thâm niên thì công ty phải thực hiện việc thưởng cho người lao động này.
– Nếu quy chế thưởng từ đầu năm đã đặt ra yêu cầu người lao động phải làm đủ 12 tháng trong năm 2022 mới được xem xét thưởng tết âm lịch 2023 thì trường hợp làm việc chưa trọn năm 2022 sẽ không được thưởng.
Nghỉ việc trước Tết có được thưởng tết không?
Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, có thể thấy thưởng Tết không phải là quy định bắt buộc đối với người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận về nội dung thưởng Tết trong các văn bản có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế riêng của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động bắt buộc phải trả các khoản tiền này.
Do đó, để xem xét người lao động nghỉ việc trước Tết có được thưởng Tết hay không cần căn cứ vào điều kiện, mức hưởng và thời điểm hưởng mà các bên đã thỏa thuận.
Nếu có các văn bản ký có nội dung thưởng Tết trước thời điểm người lao động dự định nghỉ hoặc thỏa thuận về việc người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước Tết vẫn nhận được một phần hoặc toàn bộ thưởng Tết thì người lao động sẽ nhận được khoản tiền này.
Như vậy, người lao động nghỉ việc trước Tết có được nhận thưởng Tết hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận giữa các bên.
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động cần tham khảo quy chế thưởng, thỏa ước lao động, hợp đồng lao động để không bị mất đi một khoản thu nhập đáng kể.
Có nên nhảy việc trước tết hay không?
Cuối năm, người lao động thường được đánh giá sự đóng góp, kết quả làm việc trong suốt cả năm để xem xét thưởng Tết. Do đó, dịp cuối năm là thời điểm quan trọng, cần xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định nghỉ việc bởi nó sẽ ảnh hưởng đến một phần thu nhập của người lao động.
Trước hết, người lao động cần đánh giá xem khoản thu nhập từ tiền thưởng Tết có thực sự cần thiết, có ảnh hưởng quan trọng đến kế hoạch tài chính của mình đến mức nào.
Nếu như thưởng tết là khoản thu nhập quan trọng và có nhiều ý nghĩa với bản thân, thì đừng vì vài lý do nhỏ mà quyết định nghỉ việc trước tết, có thể mất hết số tiền thưởng tết này. Nếu ngược lại, bản thân tìm được một công việc phù hợp, và mọi chế độ tốt hơn hẳn công việc hiện tại, bản thân đánh giá đó là một vị trí mơ ước thì cũng đừng vì nghĩ đến số tiền thưởng tết được nhận ở công ty hiện tại mà dùng dằng, bỏ lỡ mất cơ hội tốt chỉ vì chút lợi từ thưởng tết.
Nếu chỉ vì bất mãn với công việc hiện tại, với sếp hoặc đồng nghiệp, người lao động nên cố gắng ở lại để được lĩnh khoản tiền trên cũng như chuẩn bị tâm lý để đầu năm kiếm công việc mới. Tuy nhiên, đầu năm không phải là thời điểm dễ dàng kiếm việc.
Vì vậy, trước khi nghỉ việc vào dịp cuối năm, người lao động cần cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố khác để đưa ra quyết định sang suốt cho bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiền lương tối thiểu trong thời gian thử việc của NLD là bao nhiêu?
- Thời gian thanh toán tiền lương sau khi nghỉ việc với người lao động là bao lâu?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Làm 6 tháng có được thưởng Tết hay không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan như dịch vụ trích lục hộ tịch trực tuyến. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Câu trả lời là Không. Lương tháng 13 cũng không hẳn là thưởng Tết vì vẫn có một số doanh nghiệp ngoài việc chi trả tiền lương tháng 13 cho người lao động còn có chế độ tiền thưởng Tết riêng. Tương tự, việc doanh nghiệp có chi trả lương tháng 13 cho người lao động hay không không mang tính bắt buộc
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì nếu không có lý do chính đáng, doanh nghiệp sẽ buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc. Bên cạnh đó, còn phải bồi thường tổn thất cho NLĐ theo Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019.
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác:
– Tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến;
– Tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Như vậy, tiền thưởng Tết của người lao động sẽ không làm căn cứ tính đóng BHXH