Tai nạn giao thông là vấn đề xảy ra khá phổ biến trong quá trình tham gia giao thông. Tuy nhiên, thay vì lựa chọn cứu giúp người bị tai nạn; nhiều lái xe gây tai nạn rồi lại tìm cách bỏ trốn; trốn tránh trách nhiệm với người bị mình gây tai nạn. Vậy những hành vi này bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Phải làm gì khi gây tai nạn giao thông ?
Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định, người điều khiển phương tiện giao thông và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm:
- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến; trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa; người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng; nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi lãi xe gây tai nạn rồi bỏ trốn là hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 17 điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008. Tùy theo tính chất; mức độ của hành vi mà người gây tai nạn có thể bj truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính; nếu đủ yếu tố cấu thành.
Lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn bị xử lý như thế nào ?
Như đã đề cập ở trên; hành vi lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn là hành vi bị nghiêm cấm; theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hành chính như sau:
Lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại điểm c Khoản 2 điều 260 Bộ Luật hình sự; quy định về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ như sau:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
Hành vi lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn được xếp và loại tội phạm rất nghiêm trọng. Theo đó khung hình phạt đối với loại tội này có thể lên đến 10 năm tù. Đối với người dưới 18 tuổi thì sẽ phải chịu 2/3 hoặc 1/2 mức phạt tương ứng. Như vậy, ngoài các mức phạt do hành vi gây tai nạn khi tham gia giao thông không đúng quy định; người gây tai nạn còn phải chịu phạt thêm do hành vi bỏ trốn của mình.
Mời bạn xem thêm
- Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông sẽ bị phạt
- Mở cửa xe gây tai nạn giao thông bị phạt thế nào?
Biện pháp xử lý hành chính
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP; các hình thức xử phạt hành chính đối với người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi; gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường; bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn như sau:
- Phạt tiền 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng đối với người điều khiển xe ô tô, xe tải và các loại xe tương tự.
- Phạt tiền 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng đối với người điều khiển xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
- Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo xe chuyên dùng
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy và các loại xe thô sơ khác.
So với quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt tại nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tăng mức phạt nặng; đối với những hành vi như trên. Ngoài múc đích răn đe giáo dục thì đây cũng là biện pháp để; người tham gia giao thông có ý thức hơn; khi gặp người bị tai nạn khi tham gia giao thông.
Trách nhiệm bồi thường khi Lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn
Trường hợp gây tai nạn rồi bỏ trốn; ngoài các trách nhiệm hành chính hoặc hình sự thì người gây tai nạn còn phải chịu trách nhiệm dân sự; trong trường hợp vụ tai nạn có thiệt hại về sức khỏe; tính mạng cũng như tài sản của người bị gây tai nạn.
Thứ nhất, bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Đa phần, tai nạn giao thông thường đi kèm với những thiệt hại về phương tiện giao thông cho người bị hại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những tài sản kèm theo. Việc các tài sản này bị hư hỏng, hủy hoại hay lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác bị hư hỏng thì cũng là căn cứ để xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Thứ hai,Lái xe gây tai nạn rồi bỏ trốn phải bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
Đây là loại thiệt hại cũng đa phần xuất hiện ở những vụ tai nạn. Thương tật, sức khỏe giảm sút đáng kể nhưng chưa đến mức tử vong thì trách nhiệm này được đặt ra. Chi phí bồi thường cho thiệt hại này theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Mức phạt cao nhất là từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau: Làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
lái xe gây tai nạn phải bồi thường những chi phí sau
1.Các chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
2.Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
3.Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
4.Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ áp dụng mức phạt tù từ 03 – 10 năm trở lên