Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc là về kỳ kế toán quý trong một năm được quy định như thế nào theo Luật kế toán 2015 ban hành ngày 20/11/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về “Kỳ kế toán quý” của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật kế toán 2015
- Nghị định 41/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Khái niệm về kỳ kế toán
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì: “Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.”
Trong đó:
– Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị sau đây, có lập báo cáo tài chính:
- Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Quy định pháp luật về kỳ kế toán
Căn cứ theo điều 12 Luật kế toàn 2015 quy định về kỳ kế toàn như sau:
– Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
+ Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
+ Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
+ Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
– Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
+ Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định chung;
+ Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định chung.
– Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định chung đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
– Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Kỳ kế toán quý
Căn cứ theo quy định trên thì kế toán quý 03 tháng, tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý, như vậy một năm có 04 kỳ kế toán quý: Kì I (từ tháng 1-3), Kì II (từ tháng 4-6), Kì III (từ tháng 7-9), Kì IV (từ tháng 10-12)
Công việc hàng quý Doanh nghiệp phải nộp báo cáo cho cơ quan thuế là :
– Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý (Nếu Doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý)
– Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế thu nhập doanh nghiệp theo Quý.
– Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
– Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo quý (Nếu Doanh nghiệp kê khai theo quý).
– Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
Xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán
Theo Điều 7 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán, theo đó:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán;
+) Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán;
+) Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán;
+) Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
=> Như vậy, nếu áp dụng sai quy định về kỳ kết toán quý thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Có thể bạn quan tâm
- Ký chứng từ kế toán bằng chữ ký khắc sẵn được không?
- Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề kế toán 2022
- Có được sử dụng tiếng Anh trong sổ kế toán hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Kỳ kế toán quý”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy trích lục khai tử, mẫu trích lục bản án ly hôn, trích lục cải chính hộ tịch…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điều 4 Luật kế toán 2015 thì:
– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo điều 10 Luật kế toán 2015 thì:
– Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính.
– Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Căn cứ theo điều 16 Luật kế toán 2015 thì:
– Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
+) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
+) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
+) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
+) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
+) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
– Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.