Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng phải đóng bảo hiểm cho người tham gia lao động tại công ty. Vậy theo quy định, Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không? Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động? Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động như thế nào? Bài viết “Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không?” sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội quy định về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động tại các doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc nếu:
- Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Bên cạnh đó bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Tại Khoản 1, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế cũng có quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế trong đó có:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;
Như vậy, người lao động tại doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức từ 03 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH và bảo hiểm y tế bắt buộc. Cả người lao động và doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; […]
Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.
Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy theo quy định trên thì trong một tháng nếu người lao động làm việc không đủ 14 ngày công thì sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó. Do đó, ký hợp đồng giữa tháng mà số ngày làm việc không đủ 14 ngày công thì sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó. Nếu ký Ký hợp đồng giữa tháng mà số ngày làm việc hơn 14 ngày công thì sẽ được đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.
Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm y tế?
Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 đã quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Với quy định này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ trở thành đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Như vậy, nếu ký hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì các bên sẽ phải đóng bảo hiểm y tế.
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về cấp bản sao trích lục khai tử có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì 01 trong các trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là có hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng – dưới 03 tháng. Do đó, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, thời gian thử việc của người lao động sẽ không được tính tham gia BHXH bắt buộc.
Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Quy định trên được hiểu là người lao động có số ngày không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng nghĩa là những ngày người này làm việc của họ nhưng họ không làm việc và không hưởng lương chứ không phải những ngày nghỉ theo thỏa thuận. Do vậy, từ những căn cứ trên thì người lao động trong trường hợp này thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo quy định.
Tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau: Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng Bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.