Nạn kinh doanh sách giả, sách lậu không mới nhưng năm nào cũng thế. Cứ gần ngày tựu trường nhu cầu mua sách cho các bạn nhỏ tăng mạnh. Đây lại là lúc sách giả, sách lậu hoành hành. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn đọc, mà còn tổn hại cho lĩnh vực xuất bản, mất uy tín với đối tác quốc tế. Việc quản lý sách lậu ngày càng khó khăn hơn trước. Sách giả, sách lậu hiện nay không chỉ đơn thuần là sách giấy đã xuất hiện rất nhiều biến tướng trên thị trường sách điện tử.
Vậy pháp luật quy định xử phạt vấn đề này như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết “Kinh doanh sách giả, sách lậu xử lý hành chính theo quy định như thế nào?” .Hy vọng những kiến thức pháp lý này có thể giúp ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kinh doanh sách giả, sách lậu là gì?
Xét dưới góc độ hành vi kinh doanh sách giả sách lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép. Thực hiện qua biên giới về các loại sách, hay, việc cá nhân, doanh nghiệp cố tình “nối bản” số lượng sách ngoài giấy phép được các cơ quan quản lý, NXB cấp, với mục đích trốn thuế, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.
Xét dưới góc độ pháp luật. Sách lậu, sách giả là sách in ấn phát hàng trái pháp luật. Những tác phẩm này không có văn bản chứng mình nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời không có giấy phép đăng ký xuất bản hợp pháp.
Về cơ bản kình doanh sách giả sách lậu là hoạt động của cá nhân hay tổ chức. Thực hiện hành vi in ấn, xuất bản, tiêu thụ các tác phẩm sách một cách trái pháp luật.
Hiện nay, hành vi in ấn, buôn bán sách lậu có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất cũng như những hậu quả mà hành vi gây ra. Vậy kinh Kinh doanh sách giả, sách lậu xử lý hành chính theo luật như thế nào?
Kinh doanh sách giả, sách lậu bị xử phạt hành chính
Căn cứ Điều 27 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Hành vi kinh doanh sách giả, sách lậu bị xử lý theo các mức phạt chính như sau:
Kinh doanh sách giả, sách lậu phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Cá nhân hay tổ chức kinh doanh sách giả sách lậu bị phạt 1-3 triệu khi:
- Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép. Hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp dưới 50 bản;
- Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh hoặc lưu hành nội bộ;
- Phát hành xuất bản phẩm nhưng không đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không đủ điều kiện theo quy định.
Kinh doanh sách giả, sách lậu phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Cá nhân hay tổ chức kinh doanh sách giả sách lậu bị phạt 3-5 triệu khi:
- Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép. Hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 50 bản đến dưới 100 bản.
- Tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm không có giấy phép. Hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
- Phát hành trái phép các sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm.
Kinh doanh sách giả, sách lậu phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Cá nhân hay tổ chức kinh doanh sách giả sách lậu bị phạt 5-10 triệu khi:
- Chuyển nhượng, tẩy xóa giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm;
- Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép đối với văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam.
Kinh doanh sách giả, sách lậu phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Cá nhân hay tổ chức kinh doanh bị phạt 10-20 triệu khi:
- Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm nhập khẩu hoặc xuất bản trái phép;
- Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm bị đình chỉ phát hành, có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy;
- Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép. Hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 100 bản đến dưới 300 bản;
- Phát hành trái phép xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm được in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Kinh doanh sách giả, sách lậu phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Cá nhân hay tổ chức kinh doanh bị phạt 20-30 triệu khi:
- Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép. Hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 300 bản trở lên;
- Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;
- Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép;
- Trưng bày hoặc bán trong triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm xuất bản trái phép, xuất bản phẩm nhập khẩu trái phép, xuất bản phẩm không được phép lưu hành, xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;
- Không kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ.
Xem thêm:
- Hành vi buôn lậu bánh trung thu bị xử phạt như thế nào theo quy định?
- Phim lậu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xử lý như thế nào?
- Quy định về hàng hóa nhập lậu được thể hiện như thế nào?
- Phân biệt hàng giả và hàng nhái như thế nào cập nhật mới nhất 2021
- Shipper bị lừa giao hàng cấm thì có bị xử phạt hay không?
Trên đây toàn bộ quan điểm của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể cung cấp những kiến thức pháp lý bổ ích cho bạn. Để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan. Các bạn có thể liên hệ theo số hotline: 0833.102.102, Luật sư X luôn sẵn sàng hỗ trợ pháp lý cho bạn.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi mua sách lậu có vi phạm pháp luật hay không sẽ phụ thuộc từng trường hợp cụ thể. Trường hợp người mua dùng cho mục đích cá nhân, hiện nay, pháp luật chưa có chế tài xử phạt vi phạm cụ thể đối với hành vi mua bán sách lậu, mua bán sách vi phạm bản quyền. Trường hợp người mua sách lậu, sách vi phạm bản quyền không phải dùng cho mục đích cá nhân, có thể vì thương mại, mục đích cho tặng người khác, sẽ được coi là vi phạm pháp luật, bị xử lý theo những quy định nêu trên.
Chia sẻ sách bản quyền là hành vi đang phân phối tác phẩm. Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ người vi phạm có thể bị xử phat. Mức phạt từ 10-30 triệu đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.