Trước khi được tuyển dụng chính thức đặc biệt với các công việc cần những yêu cầu đặc thù thì người lao động cần có thời gian thử việc. Tùy từng công việc mà thời hạn thử việc sẽ khác nhau. Trong thời gian thử việc người lao động vẫn được hưởng lương, hưởng các quyền lợi tương tự như lao động chính thức. Tuy nhiên nhiều công ty lợi dụng việc thử việc này mà không trả lương thử việc hoặc trả thấp hơn mức quy định cho người lao động. Việc này khiến nhiều người lao động bức xúc và nhiều trường hợp xảy ra khiếu kiện đối với người sử dụng lao động. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thử việc của người lao động? Việc trả lương trong thời gian thử việc như thế nào? Khiếu kiện công ty không trả lương thử việc cho người lao động? Để có thể giải đáp các thắc mắc này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Kiện công ty không trả lương thử việc”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về thử việc
Thử việc là gì?
Thử việc là một quá trình để đi đến thống nhất ký hợp đồng lao động, thời gian thử việc theo quy định của pháp luật. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Mục đích của việc giao kết hợp đồng thử việc là để hướng đến việc giao kết hợp đồng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng thử việc. Đối với người sử dụng lao động, việc áp dụng hợp đồng thử việc trước khi giao kết hợp đồng là một bước đảm bảo khi tuyển chọn nhân sự. Đối với người thử việc, quá trình thử việc là cơ hội để thể hiện năng lực tốt nhất của bản thân trước nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên hiện nay, trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những sai phạm về các quy định thử việc.
Thỏa thuận về thử việc trong hợp đồng
Theo khoản 1, khoản 4 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và NLĐ có thể thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến thử việc, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc thông qua 02 hình thức sau đây:
- Thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động;
- Giao kết hợp đồng thử việc.
Lưu ý: Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Nội dung của hợp đồng thử việc
Căn cứ Điều 21, khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, nội dung của hợp đồng thử việc bao gồm:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía NLĐ;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Thời gian thử việc
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với: công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với: công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với: công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Tiền lương thử việc
Căn cứ điều 26 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Kết thúc thời gian thử việc
– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Công ty không trả lương thử việc cho người lao động bị xử lý như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động quy định:
“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.“
Như vậy khi hết thời gian thử việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền lương thử việc cho người lao động đã hoàn thành thời gian thử việc dù có ký kết tiếp hợp đồng lao động chính thức với người thử việc hay không (trừ trường hợp người lao động nghỉ ngang trong thời gian thử việc).
Theo Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về thử việc như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
b) Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.”
Bên cạnh đó theo Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 5 Điều 17 Nghị định quy định:
“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; ,… không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
…5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;”
Theo đó có thể thấy việc không trả lương thử việc cho người lao động sẽ bị xử phạt về việc vi phạm quy định về tiền lương. Do đó người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc thì sẽ bị phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra người sử dụng lao động bị buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Kiện công ty không trả lương thử việc
Khiếu nại công ty không trả lương thử việc
Nếu công ty bạn không trả lương thử việc cho bạn đầy đủ, bạn hoàn toàn có thể khiếu nại, khiếu kiện đối với hành vi không trả lương thử việc, được hướng dẫn cụ thể tại nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
Về thẩm quyền giải quyết: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ nhất thuộc về chính người sử dụng lao động bạn đang làm việc. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là thuộc về Chánh thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội nơi công ty đặt trụ sở.
Về thời hiệu khiếu nại: Thời hiệu khiếu nại lần đầu với công ty là 180 ngày kể từ ngày bạn biết được hành vi không được trả lương thử việc.
Về hình thức khiếu nại. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức khiếu nại sau đây:
– Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn: Đơn khiếu nại gồm các nội dung ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp này, bạn cần nộp bản sao hợp đồng thử việc, kèm giấy tờ chứng minh bạn chưa được nhận lương.
– Khiếu nại bằng hình thức trực tiếp: người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại như trên và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
Về thủ tục thực hiện khiếu nại:
– Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày biết được hành vi không được trả lương thử việc, bạn gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp với những nội dung đã quy định ở trên đến công ty. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý, không quá 45 ngày đối với những trường hợp phức tạp.
– Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khiếu nại lần đầu không được giải quyết khi đã quá thời hạn kể trên, người lao động có thể khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Hoặc bạn có thể gửi khiếu nại lần hai đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần 1.
– Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại. Thời hạn giải quyết là 45 ngày kể từ ngày thụ lý, đối với những trường hợp phức tạp là không quá 60 ngày.
– Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn quy định thì bạn có thể khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục hành chính.
Đối với trường hợp khiếu nại hành vi không trả lương thử việc, bạn nên thực hiện thủ tục khiếu nại lên chính công ty trước, kèm theo đó là đơn khiếu nại gửi đến Chánh thanh tra Phòng lao động thương binh xã hội trực thuộc ủy ban nhân dân huyện nơi công ty bạn có trụ sở để họ có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc công ty bạn giải quyết khiếu nại.
Nếu khiếu nại mà không được giải quyết hay chậm giải quyết hay giải quyết không thỏa đáng thì bạn có quyền làm đơn khiếu kiện gửi lên Tòa án Nhân dân cấp quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền lợi của mình, và giải quyết theo thủ tục tố tụng Dân sự.
Khởi kiện tại Tòa án
Theo Khoản 1 Điêu 179 Bộ luật lao động quy định về tranh chấp lao động như sau:
“1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;….”
Theo quy định trên thì tranh chấp về việc trả tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động là tranh chấp lao động cá nhân.
Trong đó các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.”
Như vậy để giải quyết tranh chấp về việc trả lương thử việc, đầu tiên các bên cần tiến hành giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật lao động, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
+Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật lao động.
+Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên xét thấy việc khởi kiện tới Tòa án là vô cùng phức tạp, nhiều thủ tục tố tụng, thời gian tham gia dài do đó người lao động vẫn nên xem xét việc khiếu nại với người sử dụng lao động về việc không trả tiền lương.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Kiện công ty không trả lương thử việc“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hồ sơ, thủ tục thực hiện các vấn đề pháp lý của bạn như tư vấn pháp lý về vấn đề đơn xin ly hôn đơn phương.. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Người lao động được thử việc bao nhiều lần?
- Không ký hợp đồng thử việc có được trả lương không năm 2022?
- Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 điều 27 Bộ luật lao động 2019:
“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Theo đó, nếu trong thời gian thử việc, người lao động cảm thấy không phù hợp thì có thể tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước. Đồng thời, người lao động cũng không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Vì vậy, việc tự nghỉ trong thời gian thử việc không vi phạm các quy định của pháp luật nên người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán cho mình khoản tiền ứng những ngày làm thử chưa được trả lương.
Tranh chấp về việc trả tiền lương là tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và công ty do đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (sau khi đã được hòa giải). Tranh chấp này thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện theo Điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 39 và Điểm đ Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
“đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”
Như vậy người lao động có thể gửi đơn khởi kiện công ty đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở hoặc có thể lựa chọn gửi tại nơi người lao động cư trú, làm việc để giải quyết.
Theo Điều 17 Bộ luật lao động quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.