Theo quy định, một số hàng nhập khẩu cần phải xin giấy phép văn hóa. Việc kiểm tra văn hóa hàng nhập khẩu cũng được tiến hành và có một vai trò quan trọng. Trình tự việc kiểm tra này cũng được tiến hành theo quy định . Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Kiểm tra văn hóa hàng nhập khẩu Xin giấy phép văn hóa” qua bài viết sau đây nhé!
Kiểm tra văn hóa hàng nhập khẩu
Kiểm tra văn hóa phẩm xuất nhập khẩu là những thủ tục bắt buộc để những hàng văn hóa phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam, đảm bảo nằm trong danh mục được cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền cấp để được lưu thông, buôn bán trong nước.
Danh Mục Hàng Hóa Phải Kiểm Tra Văn Hóa
Sách, báo, lịch, bản đồ và các loại văn bản, tài liệu được chép tay, in ấn, đánh máy hoặc sao chép dưới mọi hình thức trong tất cả các lĩnh vực.
Bản vẽ thiết kế đồ án, bản vẽ kỹ thuật các công trình dân dụng.
Phim điện ảnh đã quay, ảnh thông thường hoặc ảnh nghệ thuật, phim đèn chiếu. Các loại băng cát xét ghi hình, đĩa mềm máy tính.
Tranh thông thường hoặc tranh nghệ thuật thuộc các thể loại như đồ họa, khắc kẽm, khắc gỗ, điêu khắc, khảm trai, sơn dầu, sơn mài hoặc tranh kết hợp với các chất liệu: đá, gỗ, ngà, gốm, sành sứ, thủy tinh, vải, lụa, giấy, kim loại, than đá, thạch cao.
Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng, các loại đồ cổ bằng mọi chất liệu.
Quy Trình Kiểm Tra Văn Hóa Hàng Nhập Khẩu
Trước tiên khi hàng về đến cảng phải tiến hành đăng ký kiểm tra văn hóa phẩm nhập khẩu.
Tùy theo từng loại mặt hàng mà có cơ quan chuyên ngành liên quan: sách thì sẽ đăng ký ở sở thông tin truyền thông, còn đối với tranh, ảnh, bút nói, tác phẩm, đồ chơi trẻ em,… thì sở văn hóa sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu (2 bản).
- Danh mục xuất phẩm bản đăng ký nhập khẩu (3 bản).
- Packing List, Invoice.
- Bill of Lading.
- Tiếp theo ra cảng lấy mẫu đăng ký giao cho bên đăng ký, sau khi cơ quan tiến hành kiểm tra và có giấy chứng nhận thì lô hàng mới được phép thông quan (thường quá trình này sẽ diễn ra trong vòng 15 ngày).
Hồ sơ làm thủ tục hải quan:
- Đơn đăng ký nhập khẩu xuất phẩm bản có dấu mộc của sở thông tin.
- Bill of Lading
- Tờ khai hải quan.
- Invoice, Packing List.
- C/O (nếu có)
Xin giấy phép nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu hàng hóa là văn bản được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp này đưa mặt hàng cụ thể nào đó vào lãnh thổ nước Việt Nam.
Pháp luật về quản lý ngoại thương hiện hành quy định 02 loại giấy phép nhập khẩu mà bạn cần phải biết như sau:
- Giấy phép nhập khẩu tự động: Là giấy phép được Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Riêng hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan vào nội địa được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian.
- Giấy phép nhập khẩu không tự động: Là giấy phép được áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra.
Để được xin giấy phép nhập khẩu, xin giấy phép xuất khẩu thì tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp của bạn sẽ phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định trên, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Hiện nay bạn có thể xin giấy phép xuất nhập khẩu tại các Bộ trực thuộc Chính phủ, tùy từng lĩnh vực khác nhau mà các thẩm quyền cấp phép sẽ thuộc về các Bộ khác nhau. Để nắm rõ hơn về thẩm quyền cấp phép giấy xuất nhập khẩu, bạn có thể tra cứu danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu và trực thuộc bộ theo nghị định số 187/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2013.
Hồ sơ xin giấy phép xuất nhập khẩu
Để thực hiện thành công thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, quy trình xin giấy phép xuất khẩu
Quy trình cấp giấy phép theo pháp luật hiện hành được thực hiện như sau:
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
- Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục nhập khẩu trở lại
- Mẫu Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu không kinh doanh
- Thủ tục nhập khẩu sách không kinh doanh
- Thuế nhập khẩu đồng hồ đeo tay
- Các trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Kiểm tra văn hóa hàng nhập khẩu Xin giấy phép văn hóa”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; giấy khai sinh sau khi đổi tên; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bộ Văn Hóa Thông Tin: đối với các đối tượng văn hóa phẩm sử dụng cho các mục đích như: hội chợ, triển lãm, hội thảo, viện trợ, cuộc thi, trao đổi hợp tác, liên hoan hoặc phổ biến phim điện ảnh, phim truyền hình.
Sở văn hóa thông tin địa phương: đối với các đối tượng không thuộc phạm vi kinh doanh, sử dụng với mục đích cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Tùy theo vào từng loại danh mục hàng hóa mà có một mức thuế khác nhau.
Các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật, tranh:
10 tác phẩm đầu tiên: 100.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.
Từ 11 – 49 tác phẩm: 270.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.
Từ 50 tác phẩm trở đi: 240.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định, tối đa không quá 15.000.000/lần thẩm định.
Tác phẩm nhiếp ảnh:
10 tác phẩm: 100.000 đồng/lần thẩm định.
Từ 11- 49 tác phẩm: 90.000 đồng/lần thẩm định.
Từ 50 tác phẩm trở đi: 80.000 đồng/lần thẩm định.
Máy trò chơi có cài đặt chương trình trả thưởng:
300.000/lần thẩm định cho 1 máy.
500.000/lần thẩm định cho 2 máy trở lên.
Phí kiểm tra văn hóa phẩm nhập khẩu đồ chơi trẻ em: 650.000/ lần thẩm định.
Thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc: 500.000 đồng/lần thẩm định.
Các nhà làm luật ở nước ta muốn kiểm soát chất lượng và số lượng hàng hóa lưu thông từ nước ngoài và Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài xem đã đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn về định mức, kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm qua đó bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng và an ninh quốc gia (trong một số trường hợp đặc biệt)
Hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế, hiệp định quốc tế về thương mại vì vậy việc quy định các mặt hàng phải xin giấy phép xuất nhập khẩu cũng góp phần đảm bảo cho Việt Nam và các quốc gia khác có quan hệ xuất nhập khẩu với ta thực thi các điều khoản của điều ước, hiệp định đã ký kết.