An ninh hàng không là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ kết hợp nguồn nhân lực cùng các biện pháp, trang thiết bị nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa và đối phó với những hành vi xâm phạm bất hợp pháp vào hoạt động hàng không để bảo vệ an toàn cho hành khách, tàu bay, tổ bay và những người dưới mặt đất.
Vậy kiểm tra an ninh hàng không là gì? Cùng trả lời câu hỏi kiểm tra an ninh hàng không là gì qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Kiểm tra an ninh hàng không là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 92/2015/NĐ-CP, kiểm tra an ninh hàng không được hiểu là việc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp biện pháp soi chiếu, kiểm tra trực quan và các biện pháp khác để nhận biết, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định vô cùng chặt chẽ về kiểm tra an ninh hàng không. Hoạt động này có vai trò đặc biệt quan trọng với nền quốc phòng an ninh, có mối liên kết chặt chẽ, sâu sắc tới nhiệm vụ bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt từ yếu tố con người cho đến vật chất (tàu bay) để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong tất cả mọi hoạt động diễn ra ở sân bay.
Bên cạnh đó, các tổ chức an ninh hàng không cũng được tổ chức bài bản, được tập huấn, dự phòng trước những tình huống mất an toàn có thể xảy ra. Mọi quy trình tuyển dụng, đào tạo đều vô cùng nghiêm ngặt, khắc nghiệt. Tại tất cả các cảng hàng không, lực lượng túc trực bắt buộc phải có mặt thường xuyên để có thể kịp thời ngăn ngừa, ứng phó với bất cứ tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra.
Đối với Việt Nam, cơ quan chức năng an ninh hàng không phải đảm bảo được việc thi hành các biện pháp và hoạt động kiểm tra an ninh hàng không theo đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật.
Chức năng của an ninh hàng không
Chức năng của ngành an ninh hàng không tại Việt Nam đã được quy định rõ tại Khoản 1 điều 190 Luật hàng không dân dụng. Nội dung cụ thể như sau:
- Đảm bảo tính hợp pháp
Toàn bộ lực lượng thuộc biên chế ngành an ninh hàng không phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn trật tự xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng trong khu vực theo đúng với các quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, công an nhân dân, quốc phòng, phòng chống khủng bố và nhiều điều luật khác có liên quan.
- Kiểm tra, soi chiếu nghiêm ngặt
Lực lượng an ninh hàng không tuyệt đối không được lơ là nhiệm vụ kiểm tra và soi chiếu hàng hoá, con người. Việc giám sát phải được duy trì thường xuyên trên tất cả các yếu tố như tàu bay, hành khách ra vào, hành lý, hàng hoá. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào khả nghi, có nguy cơ uy hiếp đến an ninh hàng không, lực lượng an ninh cần lập tức phản ứng, thực thi quyền được lục soát. Khi đối tượng có biểu hiện chống đối, lực lượng an ninh có quyền bắt giữ ngay lập tức.
- Thiết lập khu vực cấm, khu vực hạn chế
Tại các cảng hàng không, lực lượng an ninh hàng không có chức năng thiết lập vành đai, khu vực cấm, hạn chế di chuyển nhằm mục đích bảo vệ tàu bay cùng những trang thiết bị và công trình tại đó.
- Kiểm tra chặt chẽ đối với nhân viên nội bộ
Sự an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, lực lượng an ninh hàng không tuyệt đối không được phép chủ quan. Kể cả với nội bộ lực lượng an ninh, nội bộ nhân viên sân bay cũng phải được kiểm tra kỹ càng. Điều này giúp ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả các âm mưu khủng bố, đe doạ an ninh sân bay.
- Cấm việc chuyên chở vật phẩm nằm trong danh mục cấm
Lực lượng an ninh hàng không có chức năng thi hành các biện pháp phòng ngừa, cấm triệt để việc chở hàng hoá bất hợp pháp, hàng nằm trong danh mục cấm.
- Cấm vận đối với hành khách có hành vi quấy rối, ảnh hưởng an ninh
Lực lượng an ninh hàng không có chức năng thực thi lệnh cấm vận vĩnh viễn hoặc có thời hạn đối với các đối tượng có hành vi quấy rối và cản trở bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Nhiệm vụ của an ninh hàng không
Nhiệm vụ của an ninh hàng không cụ thể như sau:
- Thực hiện nghiệp vụ để ngăn chặn hành vi can thiệp bất hợp pháp
Khi phát hiện những hành vi có dấu hiệu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không, lực lượng an ninh cần phải thực thi những biện pháp nghiệp vụ. Đồng thời bảo vệ hiện trường khi có sự cố xảy ra.
- Đình chỉ các chuyến bay khi có dấu hiệu uy hiếp
Khi phát hiện dấu hiệu ảnh hưởng đến an ninh hàng không, các cơ quan thanh tra cũng như giám đốc tại cảng vụ hàng không có quyền thực hiện lệnh đình chỉ chuyến bay.
- Phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý vấn đề an ninh
Lực lượng an ninh hàng không phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng. Điều này giúp ngăn chặn hiệu quả những vấn đề liên quan đến rà phá bom mìn, ngăn ngừa dịch bệnh, xử lý hàng hoá chứa vật phẩm nguy hiểm.
- Giữ người, tài sản nếu có hành vi uy hiếp
Lực lượng an ninh hàng không có quyền giữ người, niêm phong và giữ tài sản đối với những đối tượng có hành vi chống phá, không tuân thủ, uy hiếp đến an ninh sân bay.
- Không cần lập biên bản trước khi thu giữ tang vật
Khi đối tượng có những hành vi can thiệp bất hợp pháp, chống đối, quấy rối, lực lượng an ninh sẽ có quyền trấn áp, thu giữ tang vật để bàn giao cho cơ quan chức năng mà không cần phải lập biên bản.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: Kiểm tra an ninh hàng không là gì theo quy định?
Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn vận dụng vào công việc và cuộc sống. Để có thêm thông tin về những vấn đề khác như: cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, dịch vụ lập thừa kế nhà đất,… của Luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất hiện tình huống cấp thiết phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, an toàn hàng không, an ninh hàng không, thủ tục chuyến bay, lập và thực hiện kế hoạch bay, thực hiện phép bay;
c) Phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
d) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Tàu bay đang bay trong lãnh thổ Việt Nam có thể bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay khi chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc trong các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; quyết định này có hiệu lực ngay.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay thì quyết định này có hiệu lực ngay. Quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh phải được gửi ngay sau đó cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và Cảng vụ hàng không có liên quan.
4. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có liên quan có trách nhiệm yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo quyết định của Giám đốc Cảng vụ hàng không và cơ quan khác có thẩm quyền. Trường hợp vì lý do an toàn của chuyến bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có quyền không thực hiện yêu cầu tàu bay đang bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay và phải báo cáo cho cơ quan ra quyết định yêu cầu tàu bay hạ cánh.
5. Tàu bay bị yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được tiếp tục thực hiện chuyến bay sau khi không còn căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay.
Giám đốc Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác có thẩm quyền có quyền quyết định khám xét tàu bay trong các trường hợp sau đây:
a) Phát hiện có dấu hiệu vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh hàng không, an toàn hàng không;
b) Thành viên tổ bay, hành khách hoặc việc chuyên chở hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các vật phẩm khác trong tàu bay vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch.