Hiện nay khái niệm kiêm nhiệm không còn là một khái niệm mới đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề kiêm nhiệm hiện nay rất nhiều Khách hàng có những thắc mắc. Trong đó, nổi bật là những nội dung như kiêm nhiệm là gì? Mức phụ cấp đối với kiêm nhiệm? Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm như thế nào? Chính vì thế, trong bài viết lần này chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp một số những thắc mắc nêu trên. Mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết: “Kiêm nhiệm là gì ?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 78/2005/TT-BNV
Kiêm nhiệm là gì ?
Kiêm nhiệm hay là chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ; công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan; đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội; ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Người được phân công kiêm nhiệm chức vụ; kiêm nhiệm công việc sẽ được trả thêm một khoản phụ cấp kiêm nhiệm.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ; chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Viẹt Nam; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan; hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đối tượng nào được áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm ?
Đối tượng áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm được quy định tại Thông tư 78/2005/TT-BNV như sau; Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng hưởng lương theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11; và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; và lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan; đơn vị từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn; đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm một; hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan; đơn vị khác này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Điều kiện và nguyên tắc hưởng phụ cấp kiêm nhiệm
* Điều kiện hưởng:
Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư nêu trên được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
– Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
– Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
* Nguyên tắc hưởng:
Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
Phụ cấp kiêm nhiệm đối với từng đối tượng
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
Các đối tượng đang kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo thông qua hình thức bầu cử hoặc bổ nhiệm ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị khác đã vào biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Trong từng thời kỳ, phụ cấp trách nhiệm được quy định áp dụng cho các công việc, chức danh khác nhau với những mức khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống các quy định tiền lương của thời kỳ đó. Hiện nay, phụ cấp trách nhiệm trong khu vực nhà nước gồm ba mức: 0.10, 0.20 và 0.30 tính theo lương tối thiểu, áp dụng cho các công việc có mức độ trách nhiệm cao khác nhau, ví dụ như xe cho lãnh đạo, trưởng kho lưu trữ quốc gia.
Theo quy định của pháp luật, 10% là mức phụ cấp kiêm nhiệm mức lương hiện hưởng cộng các loại phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung. Nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cùng một thời gian thì chỉ áp dụng một mức phụ cấp.
Mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với lãnh đạo:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức danh lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
Phụ cấp kiêm nhiệm đối với sỹ quan
Theo quy định của Thông tư 25/2007/TT-BQP về thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành.
Đối với sỹ quan hưởng phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng công thức:
Phụ cấp kiêm nhiệm= 10% mức lương cấp hàm + phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Công thức được xác định:
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh = hệ số lương cấp hàm + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng x mức lương cơ sở x 10%
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Kiêm nhiệm là gì ? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?
- Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày ?
- Nghỉ tai nạn hưởng lương như thế nào năm 2022 ?
- Quyết định ly hôn có hiệu lực khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Người nào giữ nhiều chức vụ sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất. Không chỉ vậy, điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định rõ. Nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh thì được hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất và có thể được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm nếu đáp ứng đủ yêu cầu.
Theo quy định Thông tư 25/2007/TT-BQP thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành, ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 03 năm 2007 Mức phụ cấp kiêm nhiệm không được tính vào lương khi tham gia bảo hiểm xã hội.