Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền? Tình trạng vi phạm giao thông hiện nay ngày càng gia tăng. Trong đó nổi lên đó là tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thật không khó để bắt gặp hình ảnh các bậc phụ huynh trở con trẻ , tình trạng đèo 2, đèo 3 không mũ bảo hiểm hiện nay. Mức phạt với hành vi này ngày càng gia tăng theo quy định mới ban hành. Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Ai phải đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt
Tại điều 30 Luật giao thông đường bộ quy định về người điều khiển; người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau :
“…2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách…”
Theo Nghị định 100, những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm (thì không bị xử phạt):
- Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
- Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
- Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.
Trường hợp không cần đội mũ bảo hiểm
Tuy nhiên, Nghị định này loại trừ xử phạt lỗi không ĐMBH trong những trường hợp sau:
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Mức xử phạt không đội mũ bảo hiểm
Từ ngày 01/01/2020, khi Nghị định 100 do Chính phủ ban hành bắt đầu có hiệu lực, mức phạt đối với vi phạm tăng đáng kể so với trước đây.
Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Với người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện thì mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện mức thì xử phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Như vậy, mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm từ năm 2020 tăng nhiều so với mức phạt trước đây.
Ai bị xử phạt không đội mũ bảo hiểm?
Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt nếu:
- Bản thân không đội mũ bảo hiểm;
- Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.
- Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy; xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt khi bản thân họ không đội mũ bảo hiểm.
Nếu người ngồi sau không đội mũ thì cả người ngồi sau; và người cầm lái đều bị phạt. Như vậy, sẽ xảy ra 01 tình huống thú vị; đó là nếu chỉ có 01 mũ bảo hiểm thì nên để cho người ngồi sau đội. Lúc này; cảnh sát giao thông chỉ xử phạt người ngồi trước lỗi không đội mũ bảo hiểm.
Không đội mũ bảo hiểm xe máy có bị giữ xe?
Theo quy định Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Như vậy, trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên và không bị giữ xe.
Bị xử phạt không đội mũ bảo hiểm sai nên làm gì?
Trong quá trình tham gia giao thông; nếu bị cảnh sát giao thông mời vào xử phạt; nếu bạn có căn cứ cho rằng mình không vi phạm thì có thể tiến hành giải trình.
Tuy nhiên; nếu do khó khăn trong quá trình chứng minh, hoặc cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết xử phạt. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt; sau đó tiến hành thủ tục khiếu nại ,khởi kiện để xem xét lại quyết định đó; lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo. Sau khi bị xử phạt vi phạm giao thông sai bạn có 2 lựa chọn; tiến hành khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.
Khiếu nại
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính. Nếu bạn thấy biên bản xử phạt không đội mũ bảo hiểm là trái luật thì bạn có thể thực hiện khiếu nại về vấn đề này.
Việc khiếu nại có thể đúng hoặc không đúng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Nếu việc khiếu nại không thành công thì bạn cũng không bị xử phạt.
Đồng thời:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm của bạn sẽ gây hậu quả khó khắc phục; thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định.
Khởi kiện
Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.
Bạn có thể tiến hành gửi đơn khởi kiện qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án
Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toà án thì ngày khởi kiện là ngày nộp đơn, trường hợp gửi đơn qua bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm bài viết : Khi bị mất bằng lái xe người dân có được cấp lại không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định 100, những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm (thì không bị xử phạt):
Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.
Tuy nhiên, Nghị định này loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau:
Chở người bệnh đi cấp cứu;
Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Từ ngày 01/01/2020, khi Nghị định 100 do Chính phủ ban hành bắt đầu có hiệu lực, mức phạt đối với vi phạm không đội mũ bảo hiểm tăng đáng kể so với trước đây.
Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Với người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện thì mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện mức thì xử phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.