Xin chào luật sư. Tôi và chồng sống với nhau đến nay đã được 10 năm và có 2 con chung. Do thời điểm chũng tôi lấy nhau tôi chưa đủ tuổi nên không thể đăng ký kết hôn. Thời gian gần đây tôi phát hiện ra anh ấy đã ngoại tình với người khác nên có ý định chia tay và ly hôn. Vậy xin hỏi trong trường hợp mà muốn ly hôn nhưng không đăng ký kết hôn thì cần làm như thế nào? Ngôi nhà hiện chúng tôi đang ở là do hai bên cùng đóng góp để mua. Vậy xin hỏi ngôi nhà này có được chia đôi không. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ được xác lập căn cứ vào thủ tục đăng ký kết hôn. Khi ly hôn sẽ chấm dứt quan hệ hôn nhân đã được tạo ra trước đó. Do đó muốn ly hôn trước kết cần phải có quan hẹ hôn nhân. Vậy nếu trong trường hợp không đăng ký kết hôn thì ly hôn được không? Giải quyết quan hệ về tài sản và nhân thân giữa các bên như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Không đăng ký kết hôn có ly hôn được không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký kết hôn là gì?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Như vậy, đăng ký kết hôn là một nghi thức xác lập quan hệ hôn nhân được Nhà nước thừa nhận. Để hôn nhân có giá trị pháp lý thì người kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn và điều kiện kết hôn.
Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định, quyền kết hôn là một quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình của cá nhân. Cá nhân thực hiện quyền kết hôn theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan. Theo đó, muốn trở thành vợ chồng, nam nữ phải thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành đăng ký kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho họ thì giữa hai bên mới phát sinh quan hệ vợ chồng.
Do đó có thể thấy đăng ký kết hôn là một thủ tục bắt buộc để xác lập quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ đủ điều kiện để kết hôn.
Không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận quan hệ hôn nhân khi nào?
Việc đăng ký kết hôn là thủ tục bắt buộc để cơ quan nhà nước công nhận tình trạng hôn nhân của hai bên nam nữ. Tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định việc kết hôn không có đăng ký thì không có giá trị pháp lý:
Điều 9. Đăng ký kết hôn
“Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”
Khi đi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định trên. Theo đó nếu không có giấy đăng ký kết hôn, nghĩa là không đi đăng ký kết hôn thì về nguyên tắc, hôn nhân không được công nhận (trừ các trường hợp pháp luật quy định). Vậy những trường hợp nào không đăng ký kết hôn mà hôn nhân vẫn được công nhận?
Mặc dù pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn căn cứ theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên trong các trường hợp sau, hôn nhân của họ vẫn được công nhận dù không đăng ký kết hôn:
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước 03/01/1987
Căn cứ Khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014:
“2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.”
Theo đó trong trường hợp này hôn nhân của họ vẫn được công nhận và họ cũng không bắt buộc phải đi đăng lý kết hôn mà nhà nước chỉ khuyến khích. Nên dù không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì họ vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp.
Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 03/01/1987 đến trước 01/01/2001
Theo quy định tại Điều 131 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
Bởi vậy, việc chung sống với nhau như vợ chồng trước 01/01/2015 được áp dụng pháp luật của thời điểm hai người chung sống với nhau.
Khi đó, nếu nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ 03/01/1987 đến trước 01/01/2001 thì phải có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Thời hạn tối đa đến ngày 01/01/2003. Sau 01/01/2003 mà vẫn không đăng ký thì không được công nhận là vợ chồng.
Không đăng ký kết hôn thì có ly hôn được không?
Căn cứ quy định trên thì việc không đăng ký kết hôn sẽ thuộc một trong hai trường hợp:
- Được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân
- Không được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân
Trong khi đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, để được ly hôn thì phải có mối quan hệ vợ chồng tồn tại từ trước thì lúc đó hai bên mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Vậy trong các trường hợp này nếu muốn ly hôn thì làm thế nào?
Trường hợp nhà nước công nhân quan hệ hôn nhân
Do quan hệ vợ chồng của họ được nhà nước công nhận nên việc ly hôn sẽ thực hiện như đối với trường hợp có đăng ký kết hôn. Thủ tục thực hiện và hậu quả pháp lý sẽ theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp nhà nước không công nhận quan hệ vợ chồng
Đây là những trường hợp buộc phải đăng ký kết hôn thì mới được công nhận quan hệ hôn nhân.
Trong một số trường hợp, mặc dù chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng tòa án vẫn thụ lý yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
1.Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2.Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Theo quy định trên, khi vợ chồng chưa đăng ký kết hôn nhưng lại muốn chấm dứt mối quan hệ này thì sẽ phải gửi đơn yêu cầu ly hôn để Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về giải quyết quan hệ hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Trường hợp kết hôn chưa đủ tuổi thì quan hệ hôn nhân sẽ không được pháp luật thừa nhận, bảo vệ do vi phạm điều kiện đăng ký kết hôn theo Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Do đó, Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn cho người chưa được thừa nhận quan hệ hôn nhân mà chỉ xem là quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng.
Do đó với trường hợp của bạn, hai người cần gửi đơn xin ly hôn để tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Cùng với đó là yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ nhân thân và tài sản giữa các bên.
Giải quyết vấn đề tài sản và nhân thân khi ly hôn?
Về con chung và tài sản tùy từng trường hợp mà sẽ có những cách giải quyết khác nhau, cụ thể được quy định tại Điều 14, 15, 16 của Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1.Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2.Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Do đó với căn nhà của hai bên đã mua thì bạn phải xuất trình các giấy tờ chứng minh về phần đóng góp của các bên trong việc mua căn nhà đó. Dù căn nhà đứng tên người kia nhưng nếu chứng minh được phần đóng góp của bạn đối với việc mua căn nhà đó thì vẫn có thể yêu cầu tòa án phân chia đối với tài sản này. Khi phân chia Tòa án sẽ xem xét đến quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Không đăng ký kết hôn có ly hôn được không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo mẫu quyết định phát hành hóa đơn điện tử cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Sống chung như vợ chồng với người đã nộp đơn ly hôn thì có phạm pháp?
- Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?
- Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam được công nhận không?
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 35, 37 Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó nếu vụ án không có yếu tố nước ngoài bạn có thể nộp dơn xin ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết như sau:
– Nếu bạn tiến hành ly hôn đơn phương thì bạn cần nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận huyện nơi chồng bạn đang cư trú. Nếu bạn biết rõ anh ấy đang tạm trú tại địa phương khác bạn cần nộp hồ sơ tại đó theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Nếu bạn ly hôn thuận tình thì bạn có thể nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân huyện nơi bạn đang tạm trú hoặc nơi chồng bạn đang cư trú theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn, theo đó, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.
Mặc dù việc kết hôn trái pháp luật sẽ không được công nhận là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp mà kết hôn trái luật được công nhân.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật HNGĐ về xử lý việc kết hôn trái pháp luật như sau:
Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
Như vậy, khi Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái luật, nếu nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn thì vẫn được Tòa án công nhận.