Việc cứu giúp người là nghĩa vụ của mỗi người theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc một người không cứu giúp người tai nạn sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật.
Luật giao thông thường bộ 2008.
Nội dung tư vấn.
Không cứu giúp người tai nạn bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định của pháp luật một người thực hiện hành vi không cứu giúp người tại nạn sẽ bị xử lý hình sự khi thỏa mãn các yếu tố sau:
- Người phạm tội thấy người bị tai nạn đang trong tình trạng có thể dẫn đến chết người nhưng đã không cứu giúp.
- Người phạm tội phải có điều kiện để thực hiện cứu giúp nạn nhân, ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra. Ví dụ: A thấy B bị đuối nước nhưng A không biết bơi nên không thể nhảy xuống cứu. Việc A không nhảy xuống cứu B là không vi phạm pháp luật.
- Hậu quả chết người phải là hệ quả tất yếu của hành vi không cứu giúp người bị nạn. Nếu hậu quả người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không chết thì người không cứu giúp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp không thảo mãn các dấu hiệu trên thì người không thực hiện hành vi cứu giúp người sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Các yếu tố cấu thành tội phạm.
Chủ thể phạm tội: Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người có nghĩa vụ phải thực hiện cứu người trong trường hợp tai nạn mà theo quy định nghề nghiệp người đó phải thực hiện.
Khách thể của tội phạm: Xâm phạm đến tính mạng của con người ( hậu quả là làm chết người)
Mặt khách quan: Người phạm tội trực tiếp thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Mặt chủ quan: Người phạm tội có điều kiện để cứu người tai nạn nhưng đã cố ý không thực hiện hành vi cứu giúp người bị tai nạn.
Bài viết xem thêm.
Lái xe gây tai nạn giao thông chết người bị xử lý thế nào ?
Tội vô ý làm chết người được pháp luật quy định như thế nào?
Khung hình phạt đối với người không cứu giúp người tai nạn.
Căn cứ điều 132 bộ luật hình sự 2015 tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng bị xử lý như sau.
Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
- Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội không cứu giúp người tai nạn giao thông.
Căn cứ điều 38 luật giao thông đường bộ khi xảy ra tại nạn giao thông trách nhiệm của cá nhân tại nơi xảy ra tai nạn như sau:
Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
- Bảo vệ hiện trường;
- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
- Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
Xử lý đối với hành vi không cứu giúp người tai nạn giao thông.
Ngoài trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự. Người vi phạm còn bị xử lý hành chính theo quy định tại Khoản 7 điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cá nhân không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu bị phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
theo quy định bộ luật hình sự 2015 nếu người thực hiện hành vi không có điều kiện cứu giúp người bị nạn, người bị tai nạn không chết thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ điều 132 bộ luật hình sự 2015 việc công an xã không thực hiện hành vi cứu người bị xử lý như sau:
-Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
Căn cứ điều 12 Bộ luật hình sự 2015 người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, trường hợp này người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự
Căn cứ khoản 7 điều 11 Nghị định 100 cá nhân, tổ chức khi không thực hiện cứu giúp người tai nạn giao thông theo yêu cầu bị xử lý như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu