Xin chào luật sư. Tôi và vợ sống với nhau từ năm 2020 đến nay và có cùng mua một căn nhà để ở do vợ tôi đứng tên. Hiện nay do không còn muốn bên nhau nữa nên chúng tôi muốn ly hôn để chia căn nhà trên. Chúng tôi không đăng ký nên không có Giấy đăng ký kết hôn. Nhưng nghe nói muốn ly hôn phải cần Giấy đăng ký kết hôn. Vậy xin hỏi trong trường hợp mà muốn ly hôn thì cần làm như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Hai bên nam nữ khi không còn yêu thương nhau và mục đích hôn nhân không đạt được sẽ đi đến chia tay và kết quả là ly hôn. Quan hệ hôn nhân của hai bên được xác lập căn cứ vào Giấy đăng ký kết hôn nên khi ly hôn Giấy đăng ký kết hôn là giấy tờ chứng minh để thực hiện thủ tục ly hôn sau đó. Vậy không có giấy đăng ký kết hôn thì ly hôn được không? Giải quyết quan hệ về tài sản và nhân thân giữa các bên như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Không có giấy đăng ký kết hôn thì ly hôn như thế nào?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Giấy đăng ký kết hôn là gì?
Theo Khoản 7, Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về Giấy chứng nhận kết hôn nhau sau:
“Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này”
Theo đó Giấy đăng ký kết hôn hay Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là một giấy tờ thể hiện việc kết hôn giữa nam và nữ khi đủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật và được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân này. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ sẽ phát sinh cùng với đó là các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng.
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ gồm những thông tin sau:
- Họ, chữ đệm và tên; ngày tháng năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ
- Ngày tháng năm đăng ký kết hôn
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch
Trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận quan hệ hôn nhân
Việc đăng ký kết hôn là thủ tục bắt buộc để cơ quan nhà nước công nhận tình trạng hôn nhân của hai bên nam nữ. Tại khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định việc kết hôn không có đăng ký thì không có giá trị pháp lý:
Điều 9. Đăng ký kết hôn
“Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”
Khi đi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định trên. Theo đó nếu không có giấy đăng ký kết hôn, nghĩa là không đi đăng ký kết hôn thì về nguyên tắc, hôn nhân không được công nhận (trừ các trường hợp pháp luật quy định). Vậy những trường hợp nào không đăng ký kết hôn mà hôn nhân vẫn được công nhận?
Mặc dù pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn căn cứ theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên trong các trường hợp sau, hôn nhân của họ vẫn được công nhận dù không đăng ký kết hôn:
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước 03/01/1987
Căn cứ Khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch 2014:
“2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.”
Theo đó trong trường hợp này hôn nhân của họ vẫn được công nhận và họ cũng không bắt buộc phải đi đăng lý kết hôn mà nhà nước chỉ khuyến khích. Nên dù không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì họ vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp.
Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 03/01/1987 đến trước 01/01/2001
Theo quy định tại Điều 131 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
Bởi vậy, việc chung sống với nhau như vợ chồng trước 01/01/2015 được áp dụng pháp luật của thời điểm hai người chung sống với nhau.
Khi đó, nếu nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ 03/01/1987 đến trước 01/01/2001 thì phải có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Thời hạn tối đa đến ngày 01/01/2003. Sau 01/01/2003 mà vẫn không đăng ký thì không được công nhận là vợ chồng.
Không có giấy đăng ký kết hôn thì ly hôn như thế nào?
Căn cứ quy định trên thì việc không có Giấy đăng ký kết hôn sẽ thuộc một trong hai trường hợp:
- Được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân
- Không được nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân
Trong khi đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, để được ly hôn thì phải có mối quan hệ vợ chồng tồn tại từ trước thì lúc đó hai bên mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Vậy trong các trường hợp này nếu muốn ly hôn thì làm thế nào?
Trường hợp nhà nước công nhân quan hệ hôn nhân
Do quan hệ vợ chồng của họ được nhà nước công nhận nên việc ly hôn sẽ thực hiện như đối với trường hợp có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thủ tục thực hiện và hậu quả pháp lý sẽ theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp nhà nước không công nhận quan hệ vợ chồng
Đây là những trường hợp buộc phải đăng ký kết hôn thì mới được công nhận quan hệ hôn nhân.
Trong một số trường hợp, mặc dù chưa thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng tòa án vẫn thụ lý yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
1.Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2.Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Theo quy định trên, khi vợ chồng chưa đăng ký kết hôn nhưng lại muốn chấm dứt mối quan hệ này thì sẽ phải gửi đơn yêu cầu ly hôn để Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về giải quyết quan hệ hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Do đó với trường hợp của bạn, hai người cần gửi đơn xin ly hôn để tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Cùng với đó là yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ nhân thân và tài sản giữa các bên.
Căn cứ Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản trong trường hợp này như sau:
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Do đó với căn nhà của hai bên đã mua thì bạn phải xuất trình các giấy tờ chứng minh về phần đóng góp của các bên trong việc mua căn nhà đó. Dù căn nhà đứng tên người kia nhưng nếu chứng minh được phần đóng góp của bạn đối với việc mua căn nhà đó thì vẫn có thể yêu cầu tòa án phân chia đối với tài sản này.
Trường hợp vợ giữ giấy đăng ký kết hôn thì phải làm thế nào?
Như đã nói Giấy đăng ký kết hôn là giấy tờ cần thiết khi bạn làm thủ tục ly hôn tại Tòa. Do đó với trường hợp đã đăng ký kết hôn thì bắt buộc phải gửi kèm Giấy đăng ký kết hôn cùng với đơn yêu cầu ly hôn. Nhiều trường hợp do yếu tố khách quan mà làm mất giấy đăng ký kết hôn hoặc có trường howpjgiaays đăng ký bị hư hỏng hoặc bị bên còn lại giữ nên sẽ gây khó khăn khi yêu cầu ly hôn. Vậy trong trường hợp này cần làm như thế nào?
Theo đó mặc dù không có giấy đăng ký kết hôn bản gốc bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc xin cấp trích lục kết hôn để thay thế.
Theo quy định khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, trích lục được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra theo khoản 2 Nghị định nêu trên có quy định, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, bản sao trích lục có giá trị tương tự như bản chính được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Do dó bản trích lục đăng ký kết hôn hoàn toàn có thể thay thê giáy đăng ký kết hôn bản gốc khi nộp đơn xin ly hôn.
Để có thể xin được trích lục đăng ký kết hôn khi thực hiện việc ly hôn, bạn cần phải tiến hành những trình tự và thủ tục như sau:
– Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần thiết để xin cấp trích lục giấy chứng nhận kết hôn bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Mẫu đơn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn/Tờ khai (theo mẫu);
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Sổ hộ khẩu.
Trong trường hợp người xin trích lục đăng ký kết hôn là người được ủy quyền thì còn phải kèm theo mẫu giấy ủy quyền có công chứng, chứng thực (nếu người được ủy quyền không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột) hoặc Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền (nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của họ).
– Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị tất cả những giấy tờ cần thiết nêu trên, bạn mang hồ sơ của mình lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp trích lục đăng ký kết hôn.
Cơ quan đăng ký hộ tịch là một trong các Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch, bao gồm Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014.
Theo đó nếu iệc đăng ký kết hôn của bạn được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp nào thì bạn sẽ lên Ủy ban nhân dân đó để xintrichs lục đăng ký kết hôn.
– Tiếp nhận và trả kết quả
Khi tiếp nhận hồ sơ, nếu người làm công tác hộ tịch xét thấy còn thiếu giấy tờ, tài liệu nào hoặc có phần nội dung nào chưa chính xác thì họ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện việc bổ sung, sửa đổi.
Trong trường hợp Công chức tư pháp – hộ tịch xem xét hồ sơ thấy đã đầy đủ và phù hợp, họ sẽ tiếp nhận hồ sơ này và cấp giấy hẹn để bạn nhận trích lục giấy chứng nhận kết hôn.
Tư vấn của Luật sư X về không có đăng ký kết hôn thì ly hôn như thế nào
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Không có giấy đăng ký kết hôn thì ly hôn như thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo mẫu quyết định phát hành hóa đơn điện tử cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Sống chung như vợ chồng với người đã nộp đơn ly hôn thì có phạm pháp?
- Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì?
- Ly hôn ở nước ngoài về Việt Nam được công nhận không?
Câu hỏi thường gặp
– Nếu bạn tiến hành ly hôn đơn phương thì bạn cần nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận huyện nơi chồng bạn đang cư trú. Nếu bạn biết rõ anh ấy đang tạm trú tại địa phương khác bạn cần nộp hồ sơ tại đó theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Nếu bạn ly hôn thuận tình thì bạn có thể nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân huyện nơi bạn đang tạm trú hoặc nơi chồng bạn đang cư trú theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Hồ sơ ly hôn trường hợp không có giấy đăng ký kết hôn bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn;
+ Giấy xác nhận của địa phương về quá trình chung sống của 2 người;
+ Chứng minh nhân dân của vợ, chồng;
+ Giấy khai sinh của con chung (bản sao có công chứng);
+ Giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu tài sản (trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng).
Theo quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì việc đăng ký lại kết hôn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và được thực hiện trước ngày 01/01/2016 và sổ hộ tịch và văn bản chính của giấy tờ hộ tịch đã bị mất thì được đăng ký lại.
Thứ hai, người có yêu cầu có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
Thứ ba, người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Do đó khi bạn có đủ các điều kiện trên thì bạn có thể xin cấp lại Giấy đăng ký kết hôn.