” Tôi đã biết lái xe máy nhưng mà chưa có thi bằng lái xe máy; nhưng bố mẹ tôi bảo tôi tập luôn lái xe ô tô; vì sau này tôi đi làm cũng bằng xe ô to thôi. Vậy, Không có bằng lái xe máy có được cấp bằng lái xe ô tô hay không? Nếu không thì có nhất định phải thi bằng lái xe máy không?”. Một bạn đọc gửi câu hỏi pháp lý liên quan lĩnh vực giao thông. Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT cập nhật mới nhất 2021
Nội dung tư vấn
Bằng lái xe ô tô là gì?
Các loại bằng lái xe ô tô ( còn gọi là giấy phép lái xe / GPLX ) là một loại giấy phép chứng/ chứng chỉ mà người điều khiển các phương tiện giao thông ( ô tô ) được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Có bằng lái xe ô tô có nghĩa là bạn được phép; vận hành các loại xe : xe hơi , xe tải , xe khách v.v… tham gia giao thông.
Sau khi được cấp các loại giấy phép lái xe ô tô , trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy phép lái xe ( bằng lái xe ô tô ) mà người điều khiển xe không có thì phải chịu các hình thức xử phạt khác nhau , phần lớn là phạt hành chính , nếu kèm theo các lỗi vi phạm khác thì tước giấy phép lái xe tạm thời hoặc giữ phương tiện .
Các loại bằng lái xe ô tô hiện hành
* Bằng lái xe ô tô hạng B1 : bằng B1 được cấp cho người dủ 18 tuổi tham gia giao thông được phép điều khiển các phương tiện sau
– Ô tô dưới 9 chỗ ngồi .
– Ô tô tải , ô tô tải chuyên dụng trọng tải ≤3.5T
– Máy kéo có 1 rơ mooc <3.5T
* Bằng lái xe ô tô hạng B2 : hiện nay đang là bằng lái xe ô tô phổ thông nhất , tài xế có bằng lái xe hạng B2 phải đủ 18 tuổi và được điều khiển các phương tiện sau
– Ô tô dưới 9 chỗ
– Xe tải và máy kéo với 1 rơ mooc trọng lượng <3.5T
– Bao gồm cả các phương tiện mà bằng B1 được phép điều khiển.
* Bằng lái xe ô tô hạng C : được cấp cho người đủ 21 tuổi , được phép điều khiển các phương tiện sau :
– Xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi
– Xe tải , ô tô tải chuyên dụng có tải trọng trên 3.5T
– Máy kéo , rơ mooc dưới 3.5T
– Các loại xe thuộc bằng lái xe hạng B1 , B2 .
– Cần cẩu bánh lốp có sức nâng ≥3.5T
* Bằng lái xe ô tô hạng D : yêu cầu trên 24 tuổi , có bằng tốt nghiệp cấp 2 ( THCS 9/12 )
– Ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi .
– Các phương tiện được quy định trong bằng B1 , B2 và C
* Bằng lái xe ô tô 4 bánh hạng E : được cấp cho người trên 27 tuổi và được điều khiển các pương tiện sau :
– Ô tô trên 30 chỗ ngồi
– Các phương tiện được quy định trong các loại bằng B1 , B2 , C , D.
* Bằng lái xe ô tô hạng F , FC : Được cấp cho người đã có giấy phép lái xe ô tô hạng B2 , C , D , E được điều khiển các loại xe :
– Các phương tiện được quy định trong các loại bằng B2 , C , D , E được phép kéo theo sơ mi rơ mooc ≥ 750 kg
– Hạng FC : giống như hạng F , và thêm các tài xế xe container .
Không có bằng lái xe máy có được cấp bằng lái xe ô tô hay không?
Tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, có quy định
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc; học tập tại Việt Nam.
– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe; có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
– Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn
– Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người học bằng lái xe; phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ để học bằng lái xe. Luật không có quy định không có bằng lái xe máy thì không được cấp bằng lái xe ô tô.
Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô gồm những gì ?
Khác với xe gắn máy, lái ô tô đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. Do vậy, quá trình học và thi bằng lái ô tô cũng phức tạp hơn nhiều, nhưng không vì thế mà chúng ta tiếp tay cho hoạt động làm giả bằng lái xe ô tô. Để chuẩn bị cho kì thi bằng lái ô tô, người học cần phải chuẩn bị hồ sơ, bao gồm những giấy tờ dưới đây:
- Đơn đăng ký học lái xe ô tô
- Bản sao chứng minh nhân dân photo không cần công chứng
- 10 ảnh 3×4 (Ảnh không được đeo kính, tóc không che tai, lông mày, phải cài khuy áo)
- Giấy khám sức khỏe
- Túi đựng hồ sơ
- Sơ yếu lý lịch không cần công chứng
Nội dung lý thuyết mà học viên cần phải học và ghi nhớ đa phần cũng tương tự như nội dung lí thuyết thi bằng lái xe máy. Các nội dung cơ bản bao gồm luật giao thông, biển báo giao thông, vạch kẻ đường,… Bài thi sẽ được trình bày dưới dạng trắc nghiệm để học viên lựa chọn ra câu trả lời chính xác nhất.
Nội dung thực hành sẽ liên quan tới khả năng điều khiển phương tiện và khả năng xử lý tình huống. Người học sẽ phải thực hiện các nội dung như vào số, đạp phanh, nổ máy,… và điều khiển phương tiện theo sơ đồ đã được chỉ định sẵn.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Không có bằng lái xe máy có được cấp bằng lái xe ô tô hay không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Luật cư trú 2006 quy định: “Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi.” Việc các giấy tờ không đồng nhất về nơi thường trú thì phải đổi về để đảm bảo đồng nhất.
Pháp luật chưa có bất cứ chế tài nào xử phạt về nơi cư trú nên vẫn có thể sử dụng bình thường.
Theo Khoản 5 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đối tượng được đổi giấy phép lái xe, bao gồm:
– Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;
– Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;
– Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài,