Xin chào Luật sư! Luật sư cho em hỏi: Em năm nay 25 tuổi; ngày 25/4/2021 em đang lưu thông xe trên đường thì bị cảnh sát giao thông ra hiểu lệnh dừng xe kiểm tra; do không mang theo giấy tờ nên em tăng ga bỏ chạy. Trong lúc tăng ga thì bị anh CSGT dùng gậy đập thẳng vào mặt gây chấn thương một mắt và phải nhập viện cấp cứu. Em muốn hỏi trong trường hợp trên thì anh cảnh sát kia phải bị xử lý như thế nào và tội của e bị xử lý như thế nào khi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư! Em xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, Luật sư xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ Pháp lý
- Nghị định 208/2013/ NĐ-CP quy định các biện pháp phòng ngừa; ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ;
- Bộ luật Hình sự 2015
- Luật gia thông đường bộ 2008
Nội dung tư vấn
Luật Giao thông đường bộ năm 2008; quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh; và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP; mức xử phạt đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của CSGT; hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông; thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện).
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì; bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Như vậy, với hành vi tăng ga; và không chấp hành hiệu lệnh của CSGT thì bạn sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đối với người điều khiển máy kéo; xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng.
Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
Ngoài ra:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.(Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện); người điều khiển xe thô sơ khác)
- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng (Đối với người đi bộ)
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.(Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo)
Bên cạnh đó; những người cố tình bỏ trốn và đâm vào CSGT có thể bị truy cứu tội “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 Bộ luật Hình sự. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Hành vi đánh người của cảnh sát giao thông
Theo Khoản 5 Điều 14 Nghị định 208/2013/ NĐ-CP; quy định về các biện pháp ngăn chặn hành vi Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT:
“ Trong trường hợp cần thiết; cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng; hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực; công cụ hỗ trợ và các phương tiện; thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng; tấn công, khống chế; bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ. Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, trong trường hợp cần thiết thì cảnh sát giao thông có quyền được sử dụng vũ lực; công cụ hỗ trợ và các phương tiện; thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Trong trường hợp của bạn là: CSGT đã sử dụng gậy chuyên dụng để khống chế việc tăng ga bất chấp hiệu lệnh dừng xe của CSGT. Việc sử dụng gậy để ngăn cản bạn tăng ga; bỏ chạy của CSGT là được cho phép.
Tuy nhiên, nếu xác minh được hành vi của cảnh sát giao thông; vượt quá giới hạn của việc dùng thiết bị kỹ thuật để khống chế người có hành vi chống người thi hành công vụ; dẫn đến bạn bị thương nặng phải cấp cứu thì anh CSGT kia có thể bị xử lý kỷ luật; và phải bồi thường thiệt hại cho bạn; và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ Luật Hình sự).
Hình phạt cho hành vi đánh người của CSGT
Căn cứ Điều 104 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:
“1. Người nào cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%.
Thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ; tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
- Phạm tội gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
- Phạm tội gây thương tích; gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; thì bị phạt tù từ 5-10 năm.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì “Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra; kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện; ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ”
Cảnh sát giao thông chỉ được truy đuổi người vi phạm giao thông trong trường hợp cần thiết; như trường hợp có dấu hiệu phạm tội hoặc hành vi nghiêm trọng; sau khi cảnh sát giao thông; hoặc thanh tra giao thông ra hiệu lệnh dừng rồi mà người vi phạm vẫn cố tính bỏ chạy thì có thể được truy đuổi nhưng phải đảm bảo an toàn.
Căn cứ Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm sát thì không có quy định nào cho phép Cảnh sát giao thông được đánh người tham gia giao thông. Ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ.
Hy vọng bài viết “Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị xử lý thế nào?” có ích cho độc giả.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102