Qua nhiều công tác điều tra, phát hiện nhiều cá nhân khi lái xe máy không có bằng lái xe. Nhiều người dân không biết khi tham gia giao thông mà không có bằng lái xe sẽ bị phạt. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu 2020 nhé!
Không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu 2020?
Căn cứ vào khoản 5 và 6 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt không có bằng lái xe máy như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 VNĐ – 1.200.000 VNĐ trong trường hợp người lái xe điều khiển mô tô 2 bánh dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và những loại xe tương tự.
- Phạt tiền từ 3.000.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ trong trường hợp người lái xe điều khiển xe mô tô 2 bánh dung tích xi lanh trên 175 cm3 và xe mô tô 3 bánh.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngoài việc bị phạt hành chính thì người lái xe còn có thể bị giữ phương tiện và giấy tờ có liên quan trong thời hạn tối đa 7 ngày để ngăn chặn những hành vi vi phạm.
Lỗi không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu 2020?
Đối với xe mô tô:
Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
Trường hợp không có Giấy phép lái xe:
- Bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đối với xe ô tô:
Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
(Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).
Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng (Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mức phạt lỗi không có hoặc không mang đăng ký xe
Đối với ô tô:
Trường hợp không có Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp không mang theo Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng.
Đối với xe máy:
Trường hợp không có Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp không mang theo Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng.
Không mang Giấy phép lái xe có bị tạm giữ phương tiện không?
Khi không mang giấy phép lái xe, cảnh sát giáo thông có quyền tạm giữ phương tiện của bạn (Theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Cụ thể, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái tại thời điểm kiểm tra thì cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có GPLX và tạm giữ phương tiện theo quy định.
Thời hạn tạm giữ phương tiện sẽ tuân theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.
- Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được GPLX thì cảnh sát sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo GPLX.
- Trong trường hợp đã quá thời hạn hẹn giải quyết người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được GPLX thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt đối với hành vi không có GPLX.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin cấp lại Giấy phép lái xe mới nhất hiện nay
- Sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử phạt ra sao?
- Thủ tục đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu 2020?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đơn xác nhận độc thân mới nhất, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
2. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam: có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; và những đối tượng thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Sở Giao thông vận tải: có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.