Chào Luật sư, tôi có nghe nói nếu như hành vi quản lý đất đai sai quy định, gây thiệt hại nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự? Như vậy có đúng không? Những hành vi quản lý đất đai sai trái nào sẽ bị khởi tố theo quy định của pháp luật? Khởi tố vi phạm quy định về quản lý đất đai như thế nào? Cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về quản lý đất đai ra sao? Hình phạt cao nhất của tội này là gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229)
Theo điều 229, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm các quy định về quản lí đất đai như sau:
1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);
b) Đất có giá trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
Khởi tố vi phạm quy định về quản lý đất đai như thế nào?
Hãy tìm hiểu các yếu tố chủ thể, chủ quan, khách quan, khách thể của tội này như sau:
Khách thể của tội phạm:
- Là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai về việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đối tượng tác động của tội phạm này là đất đai.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Dấu hiệu hành vi khách quan:
- Do đặc điểm về chủ thể của tội phạm này, nên người phạm tội này là người lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật…
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã vượt quá quyền hạn được giao để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền giao 1 ha đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, nhưng đã giao quá 1 ha đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp.
- Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có thể thực hiện một trong các hành vi như: giao đất trái pháp luật; thu hồi đất trái pháp luật; cho thuê đất trái pháp luật; cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.
Về hậu quả:
Khác với tội vi phạm các quy định của nhà nước về sử dụng đất đai, tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai mà gây hậu quả nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 của điều luật.
Các dấu hiệu khách quan khác:
Ngoài hành vi khách quan, hậu quả, đối với tội vi phạm các quy định của nhà nước về sử dụng đất đai, nhà làm luật còn quy định các dấu hiệu khách quan khác như: các quy định của nhà nước về quản lý đất đai như: Luật đất đai, các Nghị định của chính phủ hoặc các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vì vậy, khi xác định hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai, các cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu kỹ các văn bản của nhà nước quy định về quản lý đất đai.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của nhà nước về quản lý đất đai, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai thì chưa phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khách quan của tội phạm
Vi phạm các quy định về quản lý đất đai là hành vi lợi dụng hoặc làm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.
Thế nào là đất vi phạm pháp luật đất đai?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có thể hiểu đất vi phạm được cấp hoặc xem xét cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) như sau:
Đất vi phạm là đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014 theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, gồm những trường hợp sau:
(1) Đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng như công trình giao thông, thủy lợi,… sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ.
(2) Đất lấn, chiếm lề đường, lòng đường; vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng.
(3) Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng công trình sự nghiệp; trụ sở cơ quan, công trình công cộng khác.
(4) Đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng cho nông trường; lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trại, trạm, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp.
(5) Lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mà chưa được cho phép.
(6) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp như trồng cây hàng năm, cây lâu năm,… do tự khai hoang.
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Khởi tố vi phạm quy định về quản lý đất đai như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, trích lục cải chính hộ tịch, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
+ Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;
+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.