Làn sóng Covid -19 lần thứ tư ập đến khiến bức tranh kinh tế; của các doanh nghiệp ảm đạm nay còn ngày càng khó khăn hơn nữa. Không ít các doanh nghiệp, đã bị buộc phải tạm ngừng hoạt động; thậm chí là giải thể chỉ vì dịch bệnh. Rất nhiều những doanh nghiệp còn cầm cự được thì buộc phải; thay đổi phương thức sản xuất hoặc cắt giảm chi phí đầu vào của mình. Không ít những câu hỏi được đặt ra từ phía người sử dụng lao động; đó là liệu trong trường hợp Khó khăn vì Covid doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động hay không ? Để trả lời câu hỏi này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Khó khăn vì Covid doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Có thể nói, để duy trì hoạt động doanh nghiệp trong thời kỳ Covid-19 này; là điều không dễ ràng với các doanh nghiệp. Do tình hình tài chính khó khăn, một trong những phương thức mà các doanh nghiệp; thường hay áp dụng nhất để cắt giảm chi phí đầu vào đó chính là giảm lương người lao động; thậm chí cắt giảm nhân sự. Vậy,điều này có đúng không?
Tại khoản 1 điều 36 Bộ luật Lao động; quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc
Theo quy định trên, trong trường hợp gặp Khó khăn vì Covid doanh nghiệp hoàn toàn có thể được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động. Tuy nhiên, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải đảm bảo các quyền lợi cho người lao động; cũng như tuân thủ quy định của pháp luật về thời gian báo trước.
Giải quyết quyền lợi của NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Trong trường hợp gặp khó khăn vì Covid doanh nghiệp có thể được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động.. Tuy nhiên, phải đảm bảo được quyền lợi cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì doanh nghiệp phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
Trợ cấp thôi việc
- Theo quy định khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019; người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động; đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên;
- Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương; trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu và trừ trường hợp người lao động; tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại điều 49 Luật Việc làm 2013 người lao động được hưởng trợ cấp trong trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và trong thời hạn 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng…
Thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi (nếu có); cho người lao động trong thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 48 BLLĐ 2019
- Trong trường hợp Người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết; số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động; thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
- Hoàn thành thủ tục xác nhận đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động. Cung cấp các bản sao quá trình làm việc của người lao động nếu được yêu cầu
Đó là toàn bộ những quyền lợi mà người lao động được hưởng khi Khó khăn vì Covid doanh nghiệp có thể được đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Khó khăn vì Covid doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ? Cách giảm lương người lao động đúng luật
Ngoài việc, cắt giảm nhân sự khi gặp khó khăn vì tình hình dịch bệnh, thì một trong những phương thức mà doanh nghiệp thường làm đó chính là cắt giảm một phần lương của người lao động. Việc này, có rất nhiều ưu điểm bởi vừa tối ưu được quỹ lương giảm chi phí đầu vào. Đồng thời, có thể giữ chân được những người lao động có tay nghề. Theo đó doanh nghiệp có 2 cách để giảm lương của người lao động:
Thứ nhất: Thỏa thuận điều chỉnh sửa đổi một phần nội dung hợp đồng
Doanh nghiệp có thể thực hiện việc thỏa thuận sửa đổi nội dung hợp đồng trong thời gian khó khăn do dịch bệnh. tại khoản 1 điều 33 Bộ luật lao động quy định về việc sửa đổi hợp đồng lao động như sau:
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Trong trường hợp áp dụng việc này, thì doanh nghiệp phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày. Trường hợp người lao động đồng ý thì các bên có thể tiến hành việc sửa đổi hợp đồng lao động thông qua việc sửa đổi bổ sung phụ lục hợp đồng.
Thứ hai: chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
Đây không phải là giải pháp tối ưu nhất đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp bất đắc dĩ thì người sử dụng lao động có thể áp dụng cách này. Tuy nhiên, việc điều chuyển này chỉ được diễn ra không quá 60 ngày/ năm. Trường hợp quá 60 ngày/ năm phải được sự đồng ý của người lao động. Đồng thời phải đảm bảo mức lương tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cho người lao động.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Khó khăn vì Covid doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833102102
Câu hỏi liên quan
Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương do dịch bệnh Covid thì người sư dụng lao động phải thực hiện việc báo trước cho người lao động theo quy định như sau:
+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Cách 1: Khiếu nại
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Cách 3: Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án
Theo quy định tại khoản 2 điều 35 Bộ Luật lao động 2019; quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thì đối với trường hợp bi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước.