Xin chào Luật sư X. Tôi mới nhận được quyết định giảm thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, quyết định này chưa đúng vì tôi được giảm thuế nhiều hơn. Tôi muốn hỏi Luật sư pháp luật có quy định gì về khiếu nại về thuế thu nhập cá nhân ? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Khiếu nại 2011
- Luật Quản lý thuế năm 2019
- Thông tư 156/2013/TT-BTC
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012
Khiếu nại
Khiếu nại là gì?
Theo quy định khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đặc điểm của khiếu nại
Chủ thể khiếu nại là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm. Khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc đề nghị của cán bộ, công chức chịu sự tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Điều này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họ cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình đang bị xâm phạm.
Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Trong mỗi khiếu nại chứa những thông tin về sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và yêu cầu khôi phục chúng mà còn có cả sự phê phán của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, những người có chức vụ và những người khác mà hành động hoặc không hành động của họ, theo quan điểm của người khiếu nại, dẫn đến vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Hoạt động khiếu nại là hoạt động bảo vệ một cách tích cực quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Bởi vì, mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục những quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.
Quy định của pháp luật về thuế
Thuế là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Từ đó, có thể thấy bản chất của thuế là loại quan hệ phân phối gắn với nhà nước, loại quan hệ giữa nhà nước với người nộp thuế.
Đặc điểm của thuế
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Nộp thuế là nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho nhà nước khi có đủ điều kiện chứ không phải là quan hệ thanh toán. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để tạo ra thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất… được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Khi gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước. Điều đó gián tiếp bảo đảm tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của Nhà nước và bảo đảm tính ổn định của thuế.
Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Bất kỳ ai khi đủ điều kiện đều phải nộp thuế, người nộp thuế ít hay nhiều đều được hưởng lợi ích như nhau.
Phân loại thuế
Phân loại thuế theo đối tượng chịu thuế
- Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần… Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…
- Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản.Bao gồm ,thuế bất động sản là thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định,thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính.
Phân loại thuế theo tính chất
- Nhóm thuế trực thu: là những loại thuế mà nhà nước thu trực tiếp vào các pháp nhân hay thể nhân khi có tài sản hoặc thu nhập được quy định nộp thuế. Đây là loại thuế mà người nộp thuế chính là người chịu thuế và họ không có khả thu hồi lại tiền thuế. Ví dụ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất …
- Nhóm thuế gián thu: là những loại thuế đánh vào giá trị hàng hoá khi nó lưu chuyển trên thị trường, là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế, nó được tính vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà cá nhân người dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế gián thu là người đóng thuế hộ người tiêu dùng. Ví dụ: V.A.T,…
Phân loại thuế theo đối tượng đánh thuế
- Thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thuế đánh vào sản phẩm
- Thuế đánh vào thu nhập
- Thuế đánh vào tài sản
- Thuế đánh vào các tài sản sở hữu nhà nước
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Đối tượng nộp thuế TNCN
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012, đối tượng nộp thuế TNCN là:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
Khiếu nại về thuế thu nhập cá nhân
Khi nào khiếu nại về thuế TNCNthu nhập cá nhân?
Theo quy định tại Điều 71 Thông tư 156/2013/TT-BTC, người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính sau của cơ quan thuế:
- Quyết định ấn định thuế; Thông báo nộp thuế;
- Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
- Quyết định hoàn thuế;
- Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Kết luận thanh tra thuế;
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản của cơ quan thuế được ban hành dưới hình thức công văn, thông báo… nhưng chứa đựng nội dung quyết định của cơ quan thuế áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế cũng được coi là quyết định hành chính của cơ quan thuế.
Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hành vi hành chính được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế các cấp
Theo quy định khoản tại Điều 72 Thông tư 156/2013/TT-BTC, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp
- Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.
Thời hạn giải quyết khiếu nại về thuế thu nhập cá nhân
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:
- Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai:
- hông quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Khiếu nại về thuế thu nhập cá nhân“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, lấy giấy chứng nhận độc thân … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ khiếu nại quyết định hành chính về thuế gồm: Đơn khiếu nại; các tài liệu, bằng chứng chứng minh việc quyết định hành chính không đúng quy định xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định nêu trên; các tài liệu khác có liên quan.
Theo quy định tại iều 9 Luật Khiếu nại năm 2011, thời hiệu khiếu nại việc giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà có giấy tờ hợp lệ làm căn cứ để chứng minh, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Theo đó, thời hiệu khiếu nại về thuế là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính của cơ quan thuế trừ những trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu theo quy định của pháp luật.