Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Dân Sự

Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt hay không?

Trang Quynh by Trang Quynh
Tháng Một 5, 2023
in Luật Dân Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Quay lén người khác phạm tội gì theo quy định hiện hành?

Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét theo quy định năm 2023?

Những ai đương nhiên được hưởng thừa kế năm 2023

Sơ đồ bài viết

  1. Giám hộ là gì?
  2. Người giám hộ là ai?
  3. Điều kiện làm người giám hộ
  4. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là ai?
  5. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
  6. Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt hay không?
  7. Hậu quả chấm dứt việc giám hộ là gì?
  8. Câu hỏi thường gặp:

Xin chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật về người giám hộ, mong được Luật sư hỗ trợ. Tôi có một người cháu, gọi tôi bằng dì, nay bố mẹ cháu đều đã mất cháu không có họ hàng gần gũi nào và cũng không có anh chị lớn tuổi hơn nên tôi có được chỉ định làm người giám hộ cho cháu. Nay do sức khoẻ cũng đã già yếu, bác sĩ tiên lượng của tôi xấu nên tôi rất lo láng cho cháu rằng không biết sau khi tôi mất đi thì cháu sẽ sinh sống như thế nào. Tôi có thắc mắc rằng trong trường hợp tôi chết thì việc giám hộ sẽ được quy định ra sao? Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt hay không? Trong trường hợp chấm dứt việc giám hộ thì có những hậu quả gì? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Dân sự năm 2015

img

Giám hộ là gì?

Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.

Việc giám hộ này nhằm thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người giám hộ là ai?

Theo Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ như sau:

– Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 được làm người giám hộ.

– Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

– Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt hay không?
Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt hay không?

Điều kiện làm người giám hộ

Theo Điều 49 và Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện làm người giám hộ như sau:

Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

– Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

– Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là ai?

Theo Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 được xác định theo thứ tự sau đây:

(1) Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

(2) Trường hợp không có người giám hộ quy định tại (1) mục này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

(3) Trường hợp không có người giám hộ quy định tại (1) và (2) mục này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

– Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

– Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

– Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt hay không?

Tại Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015, việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Người được giám hộ chết;

– Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

– Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Như vậy, chỉ có những trường hợp nêu trên thì mới chấm dứt việc giám hộ.

Hậu quả chấm dứt việc giám hộ là gì?

Theo Điều 63 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hậu quả chấm dứt việc giám hộ, như sau:

1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.

2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.

4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ

Mời bạn xem thêm:

  • Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
  • Sử dụng phần mềm không bản quyền bị xử phạt như thế nào?

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt hay không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Giám hộ có đặc điểm gì?

Giám hộ theo quy định gồm những đặc điểm sau:
Trong quan hệ giám hộ thì bên được giám hộ luôn là cá nhân và là người yếu thế.
Trong quan hệ giám hộ thì chủ thể chỉ có thể là một người. Trừ trường hợp cha mẹ, ông bà.
Việc giám hộ làm phát sinh quan hệ đại diện của người giám hộ với người thứ 3.
Nghĩa vụ chính của người giám hộ là chăm sóc người được giám hộ.

Có những hình thức giám hộ nào hiện nay?

Pháp luật hiện hành quy định hai hình thức giám hộ:
Giám hộ đương nhiên
Giám hộ được cử

Người giám hộ có những quyền gì?

– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ.
– Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Tags: Điều kiện làm người giám hộGiám hộ là gìKhi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt hay không?Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là ai?Người giám hộ là ai

Mới nhất

Quay lén người khác phạm tội gì theo quy định hiện hành?

Quay lén người khác phạm tội gì theo quy định hiện hành?

by Thanh Trí
Tháng Ba 17, 2023
0

Xin chào Luật sư, em tên là Trương Hữu Tài, em có vấn đề cần được luật sư tư vấn,...

Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét theo quy định năm 2023?

Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét theo quy định năm 2023?

by Trà Ly
Tháng Ba 16, 2023
0

Lối đi chung là lối đi thường thấy ở những nơi đất chật người đông. Có rất nhiều vụ tranh...

Những ai đương nhiên được hưởng thừa kế mới

Những ai đương nhiên được hưởng thừa kế năm 2023

by Bảo Nhi
Tháng Ba 16, 2023
0

Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện nay về việc người được hưởng di sản thừa kế...

Thủ tục tống đạt giấy tờ

Trình tự thủ tục tống đạt giấy tờ năm 2023

by Hương Giang
Tháng Ba 14, 2023
0

Tống đạt là một trong những thủ tục quan trọng trong quá trình tố tụng để kịp thời trao gửi...

Next Post
Năm 2023 kinh doanh bida có cần giấy phép hoạt động không?

Năm 2023 kinh doanh bida có cần giấy phép hoạt động không?

Quy định pháp luật về giảm tiền sử dụng đất cho thân nhân liệt sỹ?

Quy định pháp luật về giảm tiền sử dụng đất cho thân nhân liệt sỹ?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Tình huống pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
  • Văn bản pháp luật
    • Luật
    • Nghị định
    • Nghị quyết
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Chỉ thị
    • Công văn
    • Lệnh
    • Pháp lệnh
    • Văn bản quốc tế
  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Liên hệ luật sư

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Tư vấn pháp luật miễn phí

Đăng ký
X
0833102102
x
x