Từ bé tôi đã theo bố mẹ sang mỹ sinh sống, nay có cơ hội về thăm quê tôi muốn mang theo bạn trai tôi về quê để tiện ra mắt ông bà và họ hàng ở quê. Vì trước giờ chưa bao giờ gia đình tôi mang người nước ngoài về quê nên không biết thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam như thế nào cho nên tôi muốn hỏi khi nào người nước ngoài cụ thể là bạn bạn trai tôi được nhập cảnh vào Việt Nam. Rất mong mọi người giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn. Để giải đáp thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Khi nào người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Khi nào người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 về điều kiện nhập cảnh như sau:
“Điều 20. Điều kiện nhập cảnh
1.Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
2.Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.”
Tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:
“Điều 21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
1.Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
2.Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
3.Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4.Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5.Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6.Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7.Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8.Vì lý do thiên tai.
9.Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
Như vậy, người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện nêu trên. Chỉ trong trường hợp người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực mới yêu cầu hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.
Đơn phương miễn thị thực trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
“Điều 13. Đơn phương miễn thị thực
1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
2. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.”
Theo đó, quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau:
– Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
– Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
– Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
Quyết định đơn phương miễn thị thực sẽ bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện nêu trên. Đồng thời, quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn.
Người nước ngoài có mối quan hệ gia đình với người Việt Nam nên xin loại visa nào?
– Trường hợp có người thân bảo lãnh tại Việt Nam, bạn có thể xin visa thăm thân cho người nước ngoài. Thủ tục bắt buộc cần có hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn trên 6 tháng; Đơn xin bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh; Đơn xin chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài; Giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh và đặc biệt là Giấy tờ chứng minh mối quan hệ người thân.
– Xin thẻ tạm trú thăm thân 3 năm: sau khi được cấp thẻ tạm trú chỉ cần khai báo tạm trú thì có thể lưu trú tại Việt Nam liên tục 3 năm mà không cần phải xuất cảnh, hoặc gia hạn tạm trú.
– Xin cấp miễn thị thực năm: có thời hạn sử dụng 5 năm và thời gian lưu trú tối đa là 6 tháng mỗi lần nhập cảnh. Có 2 dạng miễn thị thực: Loại sổ miễn thị thực và loại dán vào hộ chiếu. Thủ tục vô cùng đơn giản: Mẫu đơn NA9, Giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình với người Việt Nam; Giấy chứng minh chuyển đổi quốc tịch đối với trường hợp đã thôi quốc tịch Việt Nam; Ảnh chân dung nền trắng; Hộ chiếu người nước ngoài còn thời hạn trên 6 tháng
Người nước ngoài có được chuyển đổi mục đích visa sau khi nhập cảnh không?
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không được chuyển đổi mục đích visa, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
– Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư vào công ty tại Việt Nam hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam
– Có giấy tờ chứng minh quan hệ người thân là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục thăm thân.
– Người nước ngoài được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động, hoặc người nước ngoài có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động
– Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
(Được quy định theo luật NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM)
Vì vậy, người nước ngoài muốn nhập cảnh Việt Nam cần phải có giấy tờ chứng minh thuộc diện được phép chuyển đổi mục đích visa.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề kết hôn với người nước ngoài đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Khi nào người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý giá ly hôn đơn phương cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Các trường hợp được trợ giúp pháp lý miễn phí là ai?
- Đất sản xuất kinh doanh có được xây khách sạn
- Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng như thế nào?
- Chồng có thể là người đại diện theo pháp luật của vợ?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 4 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú như sau:
“1. Tuân thủ quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
4. Người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”
– Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam trước tiên phải có hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng theo quy định.
Bên cạnh đó, tùy theo mục đích nhập cảnh, người nước ngoài cần chuẩn bị thêm:
– Du lịch: thị thực điện tử (e-visa) hoặc Visa nhập cảnh diện du lịch (DL)
– Công tác, làm việc: visa DN, ĐT, LĐ, TRC
– Thăm thân: TRC, Miễn thị thực 5 năm, visa thăm thân (TT), visa thăm thân (TT)
Các trường hợp nhập cảnh với mục đích dài hạn khác, quý khách có thể liên hệ Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại, hoặc Cục quản lý xuất nhập VN để cập nhật quy định hiện hành.
– Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
– Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;
– Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
– Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.