Hiện nay ở nước ta đang hạn chế sử dụng ngoại hối. Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số trường hợp được pháp luật cho phép sử dụng ngoại hối tại Việt Nam. Vậy trường hợp nào được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam. Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Khi nào được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm ngoại hối
Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hổi để nhập khẩu hàng hoá hay can thiệp vào thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ, điều hoà cán cân thanh toán quốc tế… Do ảnh hưởng lớn của ngoại hối đối với đời sống kinh tế-xã hội nên chính phủ ở mỗi quốc gia đều tìm cách chọn lựa cho mình những chính sách thích hợp. trong việc quản lí ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra định nghĩa chính thức về ngoại hối. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về ngoại hối đều thống nhất quan điểm cho rằng ngoại hối là danh từ dùng để chỉ cạc phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.
Ngoại hối bao gồm những gì?
Ngoại hối bao gồm:
– Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ; hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty; kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
– Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào; và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối tại Việt Nam
Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối tại mục (3); mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá; ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa; dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú; người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Khi nào được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam?
Thứ nhất
Đối với đối tượng là cá nhân cư trú là công dân Việt Nam; thì để được sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam dưới hình thức mua ngoại tệ tiền mặt cần đảm bảo những điều kiện sau:
– Mục đích sử dụng ngoại tệ hợp pháp theo quy định tại Thông tư 20/2011/TT-NHNN, cụ thể đó là:
+ Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bản thân trong việc học tập, chữa bệnh tại nước ngoài;
+ Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
+ Trả các khoản phí cho nước ngoài;
+ Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
+ Chuyển tiền thừa kế cho người được hưởng thừa kế ở nước ngoài;
+ Đi định cư ở nước ngoài.
– Địa điểm mua, bán (giao dịch) phù hợp theo quy định của pháp luật:
+ Việc mua ngoại tệ: thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ thuộc mạng lưới tổ chức tín dụng được cấp phép;
+ Việc bán ngoại tệ: thực hiện tại các địa điểm được mua ngoại tệ thuộc mạng lưới tổ chức tín dụng được cấp phép và các đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được cấp phép.
Thứ hai
đối với đối tượng là cá nhân cư trú không phải là công dân Việt Nam (cá nhân nước ngoài) thì điều kiện được phép sử dụng ngoại tệ đó là:
– Mục đích sử dụng:
+ Cá nhân nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt để thực hiện việc chuyển tiền về quê hương.
+ Mở tài khoản sử dụng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép.
-Địa điểm giao dịch: tổ chức tín dụng được cấp phép; và Đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-Loại hình được giao dịch: đồng Việt Nam, ngoại tệ của nước người nước ngoài có quốc tịch.
Thứ ba
Đối với đối tượng cá nhân là người không cư trú:
– Mục đích sử dụng: người không cư trú là cá nhân khi nhập cảnh mang theo ngoại tệ là tiền mặt được mở tài khoản ngoại tệ bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ.
– Địa điểm giao dịch: tổ chức tín dụng được cấp phép và Đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Loại hình được giao dịch: đồng Việt Nam, ngoại tệ của nước người nước ngoài có quốc tịch.
Có thể bạn quan tâm:
- Xe máy bật xi nhan trái khi rẽ phải có bị xử phạt không?
- Tra cứu thông tin giấy phép lái xe
- Kinh doanh đồ ăn vỉa hè có bị xử phạt hay không?
- Bảo hiểm nghề nghiệp công chứng viên được quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “ Khi nào được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân , đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xét từ góc độ pháp luật thực định, hoạt động ngoại hối được quan niệm là “hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại loại ngoại hối được phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ về ngoại hối”.
Nhà nước thực hiện việc quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối bằng phương thức chủ yếu là sử dụng pháp luật để quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lí ngoại hối; quy định những hành vi pháp lí cụ thể mà các chủ thể có hoạt động ngoại hối phải thực hiện (với tư cách là nghĩa vụ) hoặc có thể thực hiện (với tư cách là quyền); quy định các chế tài áp dụng đối với người vi phạm pháp luật về ngoại hối.