Xin chào Luật sư X. Tôi có đỗ xe và bị cảnh sát giao thông cẩu về phường. Vậy luật sư xin cho tôi biết khi nào cảnh sát giao thông được niêm phong, cẩu ô tô vi phạm luật? Mức phạt khi bị cảnh sát giao thông niêm phong, cẩu ô tô là bao nhiêu? Tôi rất mong nhận được sự hồi đáp từ phía luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn Luật sư.
Chân thành cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Niêm phong, cẩu xe ô tô là một trong những quy trình mà cảnh sát giao thông xử lý ô tô khi vi phạm. Vậy khi nào cảnh sát giao thông được niêm phong, cẩu ô tô vi phạm luật? Cùng Luật sư X chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung tư vấn
Khi nào cảnh sát giao thông được niêm phong, cẩu ô tô vi phạm luật?
Trong quá trình tuần tra kiểm soát, cơ quan lực lượng chức năng sẽ tập trung xử lý ô tô vi phạm các lỗi:
– Đỗ xe lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây cản trở giao thông;
– Đỗ xe tại nơi cấm đỗ.
Các ô tô đỗ, dừng gây cản trở giao thông khi bị phát hiện vi phạm; cảnh sát giao thông sẽ cẩu, kéo xe về bãi tạm giữ theo quy định.
Quy trình cụ thể như sau:
– Cảnh sát giao thông dùng loa gọi chủ xe ra trình diện; hoặc nhờ người dân thông báo nếu biết chủ xe.
– Sau khoảng 30 phút, chủ xe không xuất hiện để trình giấy tờ, cảnh sát niêm phong phương tiện.
– Tiếp đến cảnh sát giao thông lập biên bản (lỗi và hiện trạng xe); dán niêm phong có chữ ký nhân chứng để bảo toàn tài sản bên trong xe.
– Gọi xe cẩu chuyên dụng của đơn vị. Nếu xe đi làm nhiệm vụ khác, cảnh sát được phép gọi công ty xe cẩu tư nhân.
Mức phạt khi bị cảnh sát giao thông niêm phong, cẩu ô tô
Trường hợp phương tiện đã bị niêm phong, chủ xe ra làm việc; và xuất trình đủ giấy tờ trong 15 phút sau đó, cảnh sát có thể hủy niêm phong để xử phạt tại chỗ.
Trong trường hợp chủ xe ra làm việc sau khi cảnh sát thông báo trong vòng 20 phút; lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt với lỗi đỗ xe sai quy định.
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt trong đó có quy định mức phạt đối với hành vi dừng, đỗ xe không đúng quy định, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng
– Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết (điểm d khoản 1 Điều 5);
– Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe (điểm đ khoản 1 Điều 5).
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
– Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp; hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn (điểm g khoản 2 Điều 5);
– Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt;
dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” (trừ hành vi dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định và hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định) (điểm h khoản 2 Điều 5).
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
– Không tuân thủ các quy định về dừng xe; đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt (điểm d khoản 3 Điều 5);
– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa (điểm đ khoản 3 Điều 5).
– Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” (trừ hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc) (điểm e khoản 3 Điều 5);
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
– Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ (trừ hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc) (điểm d khoản 4 Điều 5);
– Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông (điểm đ khoản 4 Điều 5);
– Dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định (điểm i khoản 4 Điều 5).
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc (điểm b khoản 6 Điều 5).
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
Đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe gây tai nạn giao thông. (điểm a khoản 7 Điều 5).
Phí cẩu ô tô
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, phí cẩu ô tô vi phạm luật áp dụng từ 800.000 đồng đến 1.500.000 đồng/chuyến (tùy loại xe). Chủ xe chịu mọi chi phí cẩu, bến bãi.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Khi nào cảnh sát giao thông được niêm phong cẩu ô tô vi phạm luật?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đỗ xe được xem là đúng quy định của pháp luật khi:
– Đảm bảo an toàn trước khi rời khỏi xe như: Có tín hiệu báo; cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng; xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm; xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh,…
– Không được đỗ xe tại các vị trí sau: Bên trái đường một chiều; trước cổng trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế; không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định;…
– Đỗ xe trên đường phố phải đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Việc đỗ xe trước cửa nhà không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi nếu việc đỗ xe tuân thủ theo các quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Ô tô không được đỗ xe ở các vị trí sau:
– Bên trái đường một chiều;
-Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
– Trên cầu, gầm cầu vượt;
– Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
– Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
– Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
– Nơi dừng của xe buýt;
– Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
– Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
– Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
– Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
– Các vị trí khác trái quy định.