Biện pháp khám xét là một trong những biện pháp dễ xung đột với quyền con người cơ bản. Đây là biện pháp được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn tố tụng hình sự; đặc biệt là khám xét chỗ ở. Cùng Luật sư X đi tìm hiểu các quy định của Luật Tố tụng hình sự về khám xét chỗ ở.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Khám xét chỗ ở, địa điểm là lục soát trong phạm vi khu vực chỗ ở hoặc địa điểm thuộc quyền quản lí, hay sở hữu của người bị khám xét.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Khám xét chỗ ở là gì?
Căn cứ khám xét chỗ ở theo luật Tố tụng hình sự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
“Việc khám xét người; chỗ ở; nơi làm việc; địa điểm; phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”
Như vậy, việc khám xét chỗ ở cần dựa vào một số biểu hiện khách quan khác để có lý do nghi ngờ những gì cần tìm đang hiện diện ở chỗ ở cần khám xét; nhận định chủ quan, cảm tính của người có quyền ra lệnh khám xét
Thẩm quyền
Trường hợp thông thường
- Người có thẩm quyền ra lệnh gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án; Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án; Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
- Lệnh khám xét của Thủ trưởng; Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành
Trường hợp khẩn cấp
Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.
Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở theo luật Tố tụng hình sự
Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở; có đại diện chính quyền xã, phường; thị trấn và người chứng kiến;
Trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt; bỏ trốn hoặc vì lý do khác; họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn; việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm; trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết Công an khám xét chỗ ở mà không có lệnh khám xét thì phạm tội gì?
Trên đây là phần phân tích của Luật sự X. Nếu có nhu cầu tư vấn xin hãy liên hệ qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Gồm những người được quy định tại Khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Căn cứ khám xét chỗ ở không đơn giản chỉ là nhận định chủ quan, cảm tính của người có quyền ra lệnh khám xét; còn dựa vào một số biểu hiện khách quan khác để có lý do nghi ngờ những gì cần tìm đang hiện diện ở chỗ ở cần khám xét.
Khám xét chỗ ở, địa điểm là lục soát trong phạm vi khu vực chỗ ở hoặc địa điểm thuộc quyền quản lí, hay sở hữu của người bị khám xét.