Xin chào Luật sư X, em sắp phải đi khám nghĩa vụ quân sự, nhưng em bị mắc hội chứng sợ máu và nghe nói trong quá trình khám sẽ có xét nghiệm máu làm em rất lo lắng. Vậy quy định về các chỉ tiêu khám nghĩa vụ quân sự là gì? Khám nghĩa vụ quân sự có xét nghiệm máu không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP
Thế nào là khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám nghĩa vụ quân sự như sau:
Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện qua 2 vòng:
- Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
- Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.
Lịch khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự
– Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Công dân sẽ nhận được lệnh gọi khám sức khỏe trước 15 ngày. Ví dụ: Năm 2021, thời gian khám sức khỏe cũng sẽ bắt đầu từ ngày 01/11/2020 và kết thúc vào ngày 31/12/2020
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai.
– Khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Các chỉ tiêu khám nghĩa vụ quân sự
Các chỉ tiêu sức khỏe cụ thể
Tiêu chuẩn khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2020 cho loại 1 là 8/10 chỉ tiêu. Trong đó, công dân này sẽ có ít nhất 1 chỉ tiêu được điểm 2.
- Sức khỏe loại 3 có 1 chỉ tiêu 3 điểm.
- Sức khỏe loại 5 có 1 chỉ tiêu 5 điểm.
- Sức khỏe loại 6 có ít nhất 1 chỉ tiêu được điểm sáu.
Chỉ tiêu chiều cao, cân nặng công dân tham gia nghĩa vụ
Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự cũng cần đạt các tiêu chuẩn cụ thể về chiều cao, cân nặng như:
- Chiều cao 1,63m, cân nặng tối thiểu 51kg, vòng ngực 81cm.
- Chiều cao 1,6m – 1,62m, cân nặng từ 47 – 50kg, vòng ngực đạt 78 – 80cm.
- Chiều cao 1,57m – 1,59m, cân nặng từ 43 – 46kg, vòng ngực đạt 75 – 77cm.
- Chiều cao 1,55m – 1,56m, cân nặng từ 41 – 42kg, vòng ngực đạt 73 – 74cm.
- Chiều cao 1,53m – 1,53m, cân nặng từ 40kg, vòng ngực đạt 71 – 72cm.
- Chiều cao 1,52m, cân nặng từ 39kg, vòng ngực đạt 70cm.
Trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe
Bên cạnh đó nhằm đảm bảo tiêu chuẩn những công dân “tốt nhất” phục vụ cho việc tham gia nghĩa vụ quân sự, những công dân sẽ không được gọi đi nghĩa vụ quân sự nếu:
- Sức khỏe đạt loại 3 nhưng mắc các bệnh về mắt như cận thị 1,5 độ, viễn thị, tật khúc xạ.
- Mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, HIV/AIDS.
- Mắc bệnh tâm thần.
- Xăm trổ đầy mình.
- Khuyết tật các bộ phận trên cơ thể như ngón tay, ngón chân,…
- Bị khuyết tật nặng như mù, điếc,…
Khám nghĩa vụ quân sự có xét nghiệm máu không?
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc khám nghĩa vụ quân sự được thực hiện 02 vòng: Vòng sơ tuyển và Vòng khám chi tiết:
Vòng 1: Khám sơ tuyển tại Trạm y tế xã
Tại vòng này, công dân đến khám để phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Trong đó, những bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự gồm: Tâm thần; Động kinh; Bệnh Parkinson; Mù một mắt; Điếc; Di chứng do lao xương, khớp; Di chứng do phong; Các bệnh u ác và bệnh máu ác tính; Người nhiễm HIV; Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
Khám cận lâm sàng gồm: Công thức máu; nhóm máu; chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (ure, creatinin); đường máu; viêm gan virus B (HBsAg), viêm gan virus C (anti-HCV); nước tiểu toàn bộ (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm HIV, ma tuý (test ma túy tổng hợp).
Vòng 2: Khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện
Tại vòng này, công dân được khám chi tiết về thể lực; mạch, huyết áp; thị lực; thính lực, tai, mũi, họng; răng – hàm – mặt; nội và tâm thần kinh; ngoại khoa, da liễu, xét nghiệm…
Cụ thể như sau:
– Khám thể lực: Cởi bỏ mũi nón, giày dép, quần áo
Khi khám thể lực, công dân phải đi chân đất và để đầu trần; nếu là nam giới phải cởi bỏ hết quần áo dài, chỉ mặc một quần đùi; nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.
Công dân được đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực và tính toán chỉ số BMI (mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng).
– Khám mắt: Che một mắt và đọc bảng chữ
Công dân phải che mắt 01 bên bằng bìa cứng, đọc chữ trên bảng trong khoảng dưới 10 giây. Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m.
– Khám răng: Kiểm tra răng sâu, mất răng và các bệnh răng miệng
Công dân được kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng. Trong đó, có kiểm tra về tình trạng răng giả. Ngoài ra, còn kiểm tra về các bệnh răng miệng như viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng…
– Khám tai – mũi – họng: Đo sức nghe khi nói thầm, nói bình thường
Ngoài ra, công dân còn được kiểm tra về tình trạng viêm họng mãn tính, chóng mặt mê nhĩ…
– Khám tâm thần và thần kinh: Kiểm tra tình trạng mồ hôi tay, chân
Ngoài kiểm tra tình trạng mồ hôi tay, chân, công dân còn được kiểm tra các bệnh teo cơ, nhược cơ, tật máy cơ (có biểu hiện nháy mắt, nháy mồm, nháy mép)
– Khám nội khoa: Kiểm tra huyết áp, mạch, phế quản, tim
Khi khám huyết áp, công dân được đo bằng máy đo huyết áp; khi khám mạch, công dân được khám bằng phương pháp bắt mạch quay hoặc chạy tại chỗ với tốc độ 10 – 12 bước trong 5 giây, chạy trong 5 phút…
– Khám da liễu: Khám dựa trên biểu hiện trên da
Dựa vào biểu hiện trên da để khám, nhằm phát hiện nấm da, Lupus ban đỏ, bệnh vảy nến, giang mai…
– Khám ngoại khoa: Khám trĩ từng người một
Một trong những bước khám ngoại khoa là khám trĩ; tiến hành khám trên từng người một tại nơi có ánh sáng. Ngoài ra, còn khám về chứng bàn chân bẹt và giãn tĩnh mạch thừng tinh.
– Khám sản phụ khoa: Chỉ áp dụng với nữ
Việc khám sản phụ khoa chỉ áp dụng đối với công dân nữ và phải được bố trí tại phòng khám kín đáo, nghiêm túc; cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ.
Như vậy, khi khám nghĩa vụ quận sự có xét nghiệm máu
Có thể bạn quan tâm
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Khám nghĩa vụ quân sự có xét nghiệm máu không?“. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thông báo giải thể công ty cổ phần, cấp bản sao trích lục kết hôn, mẫu trích lục hồ sơ địa chính; mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh;..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Thời gian đi nghĩa vụ quân sự là một vấn đề trong Luật nghĩa vụ quân sự được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể, theo Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 đã quy định, thời gian đi nghĩa vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng (tức 2 năm).
Tuy nhiên, trong trường hợp để đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và hạ sĩ quan, binh sĩ đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ hoặc cứu nạn thì thời gian đi nghĩa vụ có thể kéo dài thêm 6 tháng. Như vậy tổng thời gian tối đa tham gia nghĩa vụ quân sự là 30 tháng (2,5 năm).
Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu quy định:
“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự”
Trong đó lý do chính đáng là một trong các lý do được quy định tại điều 5 Thông tư số 95/2014/TT-BQP, cụ thể gồm:
Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này
Theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Do đó, công dân từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi phải tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học (chưa nhập ngũ) thì đến 27 tuổi.