Thủy sản đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà cũng như trong cuộc sống hằng ngày của những người dân sinh sống trên vùng biển. Hoạt động khai thác thủy sản có thể hiểu đây là hoạt động không thể thiếu, có mục đích thu lại các nguồn lợi đem lại nguồn thu cho người lao động. Để được khai thác thủy sản trên một khu vực, thì những cá nhân, tổ chức đều phải có đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản sau đó họ gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt. Khai thác thuỷ sản được khẳn định trong luật pháp Việt Nam đây là ngành nghề phải có giấy phép. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản trên vùng biển hoặc các vùng nước tự nhiên khác trên đất nước Việt Nam phải có giấy phép khai thác thuỷ sản do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp, nếu như không có sẽ bị xử phạt theo pháp luật đã đề ra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Khai thác thủy sản trên biển có cần xin phép không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm khai thác thủy sản
Theo Khoản 18 Điều 3 Luật Thuỷ sản 2017 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
18. Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.”
Khai thác thủy sản trên biển có cần xin phép không?
Theo Khoản 1 Điều 50 Luật Thuỷ sản 2017 quy định như sau:
“Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.”
Như vậy, đối với tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có chiều dài từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép khai thác thuỷ sản
Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác thuỷ sản
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản cụ thể:
“Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
c) Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.”
Mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép khai thác thuỷ sản
Thủ tục xin cấp giấy phép khai thác thuỷ sản
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP trình tự xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản được tiến hành như sau:
“Điều 45. Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản
3. Trình tự cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới), 03 ngày làm việc (đối với cấp lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản
Tại Khoản 3 Điều 50 Luật Thủy sản năm 2017 quy định về nội dung của Giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
– Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
– Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
– Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
– Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
– Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
– Cảng cá đăng ký;
– Thời hạn của giấy phép
Cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp dưới đây
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam. (Điều 51 Luật Thủy sản năm 2017)
Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản
Căn cứ tại Khoản 6 Điều 50 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
6. Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;
b) Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.”
Quyền và nghĩa vụ của những chủ thể khi khai thác thủy sản
Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động khai thác thủy sản phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo luật định, cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền:
– Khai thác thủy sản theo đúng nội dung ghi trong giấy phép;
– Được thông tin về nguồn lợi thủy sản, hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật khai thác thủy sản;
– Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong khai thác thủy sản.
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ:
– Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này;
– Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn;
– Phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động; đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;
– Tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản; chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài;
– Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá;
– Ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Giá đền bù đất nuôi trồng thủy sản như thế nào?
- Giấy phép nuôi trồng thủy sản xin cấp ở đâu?
- Quy định về vùng khai thác thủy sản như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Khai thác thủy sản trên biển có cần xin phép không”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tư vấn Mẫu giấy uỷ quyền nhận lương hưu thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác thủy sản là cơ quan thực hiện việc thu hồi giấy phép;
– Khi phát hiện vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. (Căn cứ tại Khoản 5 Điều 45 của Nghị định số 26/2019/NĐ- CP)
Theo điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm Giấy phép khai thác thủy sản như sau:
“Điều 23. Vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm;
b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản trong trường hợp tái phạm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Tịch thu ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Như vậy, trường hợp bạn sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đồng thời, tịch thu thủy sản khai thác đối với việc không có giấy phép khai thác thủy sản.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định điều kiện đánh bắt bắt thủy sản ngoài biển như sau:
“Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp tàu cácó chiều dài lớn nhất 06 mét phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép khai thác thủy sản. Đồng thời để được xin giấy phép khai thác thủy sản bạn cần đáp ứng các điều kiện theo quy định.