Đăng ký khai sinh và quản lý đăng ký khai sinh là nhiệm vụ quan trọng; luôn được các quốc gia quan tâm thực hiện. Hoạt động này còn là cơ sở để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người; quyền và nghĩa vụ của công dân; đồng thời, có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội; quốc phòng – an ninh của đất nước. Trên thực tế, vấn đề khai sinh cho con còn gặp phải những khó khăn nhất định; đặc biệt là đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số quy định của pháp luật như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn; nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình ấm no; bình đẳng; tiến bộ; hạnh phúc; bền vững.
Điều kiện quan hệ hôn nhân vợ chồng hợp pháp
Theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; thì quan hệ hôn nhân hợp pháp được Nhà nước công nhận khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Điều kiện kết hôn: Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
- Về thực hiên đăng ký kết hôn: Được quy định tại điều 9
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, để được công nhận tồn tại quan hệ hôn nhân họp pháp; Các chủ thể cần phải đảm bảo về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn.
Khai sinh cho con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp
Đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp; được pháp luật quy định tương tối cụ thể, nó được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cũng tương tự như trường hợp khai sinh cho con trong giá thú. Chỉ có sự khác biệt là ngoài UBND cấp xã nơi cư trú của người mẹ có thẩm quyền đăng ký khai sinh còn là UBND nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ; hoặc nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi cư trú của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó nếu trẻ em đó bị bỏ rơi.
- Phần họ tên cha trong giấy khai sinh của người con bi bỏ trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh mà có người nhận con thì UBND sẽ kết hợp việc giải quyết việc nhận con với đăng ký khai sinh.
- Đối với trẻ em bị bỏ rơi có thể không có giấy tờ gì; đăng ký khai sinh cho con khi cha mẹ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp sẽ phức tạp hơn; sau khi lập biên bản với những thông số cần thiết; UBND phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm kiếm cha mẹ đẻ. Khi hết thời hạn luật định không tìm thấy cha mẹ đẻ thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng đứa trẻ chịu trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
- Trường hợp có người nhận nuôi và có đủ điều kiện nhận nuôi thì ghi tên cha mẹ nuôi vào giấy khai sinh cho đứa trẻ; nhưng trong sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi và những thông tin này được giữ bí mật.
Như vậy, trong trường hợp này, trẻ em vẫn được khai sinh nhưng chưa xác định được cha mẹ.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục khai sinh con theo họ cha khi chưa đăng ký kết hôn.
- Cấp dưỡng là gì? Điều kiện phát sinh, chấm dứt quan hệ cấp dưỡng?
- Đăng ký khai sinh cho con khi chưa kết hôn, thủ tục thực hiện thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục khai sinh cho con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp?”. Hy vọng bài viết hữu ịch với bạn đọc. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ luatsux: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh; trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà; hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Do đó, khai sinh cho trẻ em là việc làm bắt buộc và phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thời gian đăng ký.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 thì UBND cấp xã nơi cư trú của người bố; hoặc người mẹ sẽ có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014; thì người đi đăng ký khai sinh sẽ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định; và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp không có giấy chứng sinh; thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập;
Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.