Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc khách hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty xử lý thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong kinh doanh sẽ có những lúc khách hàng chuyển nhằm một số tiền nào đó vào tài khoản thanh toán của công ty. Đứng trước sự việc này khi khách hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty xử lý thế nào? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người làm kinh doanh tại Việt Nam hiện nay; bởi vấn đề liên quan đến tài khoản công ty là vấn đề quan trọng; ảnh hưởng lớn đến vấn đề chi thu tính tiền nộp thuế của công ty sau này; nên đòi hỏi cần phải làm thật cẩn thận.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc Khách hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty xử lý thế nào? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017
Thông tư số 23/2014/TT-NHNN
Quy định về bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong hoạt động ngân hàng?
Theo quy định tại Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như sau:
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:
- Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;
- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;
- Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;
- Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;
- Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 29 của Luật các tổ chức tín dụng.
Khách hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty xử lý thế nào?
Khách hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty xử lý thế nào? Theo quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
- Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự.
- Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Và theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung) đã quy định chủ tài khoản có nghĩa vụ: Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả các khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi có vào tài khoản thanh toán của mình.
Căn cứ vào 03 quy định trên, ta biết được nếu khách hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty thì chủ tài khoản là công ty của bạn phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền được chuyển vào tài khoản của mình do sai sót, nhầm lẫn khi khách hàng có yêu cầu.
Tuy nhiên do tài khoản của công ty nên khi khách hàng báo chuyển nhầm tiền bạn cần phải thao thác công việc phải thật cẩn thận. Bởi tài khoản của công ty có liên quan đến việc chi thu thuế sau này nên phải hết sức cẩn thận. Bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Đầu tiên bạn phải thông báo cho bộ phận đang quản lý tài khoản ngân hàng của công ty để kiểm tra sự việc có đúng hay không; ví dụ như kế toán.
- Sau đó bạn tiến hành phối hộp với bộ phận đang quản lý tài khoản ngân hàng của công ty tiến hành thông báo hoặc gọi điện lên hotline của ngân hàng nơi tài khoản công ty bạn đăng ký để thông báo về sự việc khách hàng chuyển nhằm tiền vào tài khoản của công ty và yêu cầu được hổ trợ.
- Tiếp đó bên ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để có thể kiểm tra giao dịch mà bạn đã cung cấp trên và liên hệ với bên khách hàng đã chuyển tiền nhằm để xác nhận giao dịch trên có đúng sự thật hay không.
- Cuối cùng là phía công ty của bạn sẽ thực hiện thủ tục chuyển lại tiền cho khách hàng đã chuyển nhằm vào tài khoản.
Lưu ý: Để tránh rủi ro sau này các bước làm việc với ngân hàng cần thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn từ phía ngân hàng đã đưa ra. Và bộ phận quản lý tài khoản ngân hàng của công ty cần làm theo đúng thủ tục khi trích xuất tiền lại cho phía khách hàng theo đúng quy định của công ty cũng như theo đúng quy định của pháp luật.
Không chuyển tiền lại cho khách hàng chuyển nhầm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Không chuyển tiền lại cho khách hàng chuyển nhầm là một hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ phạm tội mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm giữ tài sản của người khác.
Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm giữ tài sản của người khác: Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi chiếm giữ tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng và kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại tài sản cho người khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm giữ tài sản của người khác: Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì Tội chiếm giữ trái phép tài sản được quy định như sau:
– Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Lưu ý: Nếu do dự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho công ty bạn không thể chuyển tiền lại cho khách hàng như đúng thoả thuận đã cam kết thì sẽ không cấu thành hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên khi có điều kiện chuyển tiền công ty bạn cần trả lại cho phía khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Khách hàng chuyển nhầm tiền vào tài khoản công ty xử lý thế nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi sử dụng tiền âm phủ để được nhận chuyển tiền có thể sẽ bị xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Như vậy, có thể thấy ý định chiếm đoạt tài sản đã được hình thành kể từ thời điểm có hành vi chuẩn bị công cụ phương tiện để phạm tội (ở đây là đi mua tiền âm phủ) và bạn đã sử dụng tiền âm phủ nhằm khiến cho bị hại tin đó là tiền thật nhằm chiếm đoạt tài sản thì đây được coi là sử dụng hành vi gian dối.
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người nào mà bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác và giá trị của tài sản ấy là từ 2.000.000 đồng cho đến cưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể mức hình phạt có thể áp dụng đối với trường hợp; người có hành vi hack facebook sau đó lừa tiền của người khác là có thể bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 3 năm hoặc là bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 6 tháng cho đến 3 năm.
Chuyển tiền sai tên người nhận
Trường hợp xảy ra chuyển tiền sai tên người nhận khá phổ biến, bạn đã nhập đúng tài khoản nhưng lại sai tên người nhận thì giao dịch sẽ không thành công, số tiền bị chuyển sai sẽ được hoàn về tài khoản của bạn. Nếu sau vài ngày mà ngân hàng vẫn chưa liên hệ thì có nghĩa số tiền đó đang bị treo.
Phần tên sai có thể do cấu trúc nhập tên người nhận không dấu của một số ngân hàng, hoặc bản thân người chuyển nhập không chính xác.
Chuyển tiền sai số tài khoản
Vì số tài khoản là dãy số dài nên rất dễ xảy ra lẫn lộn khi tiến hành việc chuyển tiền. Thêm nữa nếu bạn nhập sai số tài khoản nhưng hệ thống ngân hàng lại không yêu cầu nhập thêm tên để xác nhận nên rất dễ bị chuyển nhầm. Số tài khoản nhập vào ban đầu có thể sai 1 hoặc nhiều số, hoặc sai cấu trúc số tài khoản gồm cả số và chữ.
Chuyển tiền sai ngân hàng
Nếu cấu trúc số tài khoản ngân hàng giống nhau mà bạn vẫn bị chuyển nhầm rất có thể là do bạn chọn sai ngân hàng mở thẻ. Lúc này tiền được chuyển đến đúng số tài khoản nhưng lại sai ngân hàng. Nên người cần nhận không nhận được số tiền mong muốn.
Chuyển nhầm số tiền cần gửi
Đây là trường hợp hay gặp phải khi chuyển tiền. Lúc nhập số tiền gửi, người gửi thường không để ý nên có thể nhập sai, nhất là những mệnh giá tròn. Việc nhập dư các số 0 dễ khiến chuyến sai số tiền cần gửi.
Ví dụ như: 100.000 thành 1.000.000 hay 10.000.000.