Tôi hiện đang làm giáo viên của của mộ trường THPT, tuần vừa rồi có đoàn thành tra tỉnh xuống thanh tra về công tác giảng dạy và hoạt động của trường. Tôi với cương vị của một giáo viên cũng như là phó hiệu trưởng đã đứng ra tiếp đón đoàn thành tra. Sau khi kết thúc thanh tra chúng tôi có nhận được kết luận thanh tra là không đạt. Tôi không đồng ý với kết luận này và đi tìm hiểu về kết luận thanh tra. Luật sư có thể cho tôi biết Kết luận thanh tra có phải là quyết định hành chính không? tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi này cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Kết luận thanh tra có phải là quyết định hành chính không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Kết luận thanh tra có bắt buộc phải công khai hay không?
Liên quan đến vấn đề công khai kết luận thanh tra, Điều 46 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Công khai kết luận thanh tra
1. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra.
3. Việc công khai kết luận thanh tra theo những hình thức quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Thanh tra được thực hiện như sau:
a) Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Ngoài việc công khai kết luận thanh tra theo Điểm a Khoản 3 Điều này, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức: thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Thời gian thông báo trên báo nói, báo điện tử ít nhất là 02 lần; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 01 số phát hành.
Thông báo trên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp ít nhất là 05 ngày liên tục. Thời gian niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra ít nhất là 05 ngày.
Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.
Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra cung cấp một phần hay toàn bộ kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Có thể thấy, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước thì tất cả các kết luận thanh tra đều phải công khai theo đúng trình tự, thủ tục như trên.
Kết luận thanh tra có phải là quyết định hành chính không?
Theo quy định pháp luật về thanh tra, cho đến nay chưa có một khái niệm chính thống về kết luận thanh tra mà chỉ quy định về nội dung kết luận thanh tra (tại Điều 50, Luật Thanh tra năm 2010). Về mặt hình thức, kết luận thanh tra là một văn bản hành chính do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; phản ánh toàn diện, đầy đủ về kết quả cuộc thanh tra; là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện những kiến nghị được nêu tại Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra. Kết luận thanh tra được người ra quyết định thanh tra ban hành để đánh giá, nhận xét, kết luận việc thực hiện chính sách, pháp luật; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra; phát hiện sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật và các quy định của ngành để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật; bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nội dung của kết luận thanh tra là cơ sở pháp lý để Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước xử lý và chỉ đạo tổ chức thực hiện những nội dung được nêu trong kết luận thanh tra.
Kết luận thanh tra phải có những nội dung gì?
Theo quy định của Luật thanh tra, thẩm quyền ban hành kết luận thanh tra do người đã ra quyết định thanh tra thực hiện.
Cụ thể, Điều 50 Luật thanh tra quy định: Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
– Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
– Kết luận về nội dung thanh tra;
– Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
– Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Kết luận thanh tra có phải là quyết định hành chính không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Ai sẽ đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 40 Luật Thanh tra 2010, quy trình xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra được quy định cụ thể như sau:
Xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra:
a) Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế;
b) Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Áp dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật;
d) Xử lý vấn đề khác thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra.
Người có trách nhiệm xử lý kết luận thanh tra mà không xử lý hoặc xử lý không đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra theo một số trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Thanh tra 2010 quy định về quyền của đối tượng thanh tra như sau:
“Điều 57. Quyền của đối tượng thanh tra
Đối tượng thanh tra có quyền sau đây:
a) Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
Theo đó, đối tượng thanh tra có quyền khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại.