Chào Luật sư, tôi đang làm kế toán cho một công ty. Do quá nhiều công việc nên tôi bị nhầm lẫn, kê khai thừa hóa đơn đầu vào. Vậy nếu kê khai thừa hóa đơn đầu vào thì giải quyết như thế nào? Kê khai thừa hóa đơn đầu vào có vi phạm quy định pháp luật hay không? Kê khai thừa hóa đơn đầu vào thì có cần hủy hóa đơn hay không? Kê khai thừa hóa đơn đầu vào như thế nào theo quy định? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cách xử lý việc kê khai thừa hóa đơn đầu vào
Khi kế toán doanh nghiệp phát hiện hiện lỗi một hóa đơn đầu vào bị kê khai tới 2 lần làm cho số liệu kê khai bị dư, thì tùy từng thời điểm phát hiện sai sót, cách xử lý sẽ có sự khác sau. Cụ thể:
– Nếu phát hiện sai sót trong thời hạn nộp tờ khai thì kế toán doanh nghiệp sẽ tiến hành lập Tờ khai mới rồi nộp lại lên cơ quan thuế. Lưu ý rằng: Không lập tờ khai bổ sung thuế GTGT.
– Nếu phát hiện sai sót sau khi hết hạn nộp tờ khai thì kế toán doanh nghiệp cần lập tờ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT; lập Bản giải trình khai bổ sung; điều chỉnh mẫu số 01/KHBS. Đồng thời đính kèm các tài liệu giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh nếu cần.
Theo Khoản 5, Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định cách thức kê khai thuế GTGT bổ sung phải tuân thủ theo quy định sau:
– Đơn vị kinh doanh chỉ tiến hành kê khai bổ sung sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định thì phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế mắc sai sót.
– Đối với các loại thuế quyết toán năm: Người nộp thuế kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng/quý mắc sai sót; đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Tuy nhiên, nếu đơn vị kinh doanh đã nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thì chỉ cần khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Đối với trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp thì người nộp thuế cần xác định lại số thuế của tháng/quý mắc sai phạm để khai bổ sung tờ khai tháng/quý và tính lại tiền chậm nộp.
– Đối với các loại thuế GTGT nộp theo tháng/quý: Khi mắc sai sót kê khai cùng một hóa đơn 2 lần, người nộp thuế tiến xác định lại số thuế của tháng/quý mắc sai phạm để khai bổ sung tờ khai tháng/quý và tính lại tiền chậm nộp như bình thường.
– Hồ sơ khai thuế bổ sung nộp có thể cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào trong tuần, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo. Tuy nhiên, hồ sơ khai thuế bổ sung này phải nộp trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Kê khai thừa hóa đơn đầu vào như thế nào theo quy định?
Cách điều chỉnh hóa đơn kê khai bị dư sau khi cơ quan thuế đã thanh, kiểm tra
Hiện nay, có không ít doanh nghiệp mắc sai sót kê khai tới 2 lần cùng một hóa đơn đầu vào. Theo đó thì khi chưa kịp tiến hành điều chỉnh kê khai bổ sung thì cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra và đưa ra kết luận, quyết định xử lý.
Khi gặp phải trường hợp này, theo đúng quy định của Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, các đơn vị kinh doanh phải tiến hành khai bổ sung, điều chỉnh như hướng dẫn sau:
– Nếu trường hợp đơn vị kinh doanh phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
– Trường hợp đơn vị kinh doanh phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
– Trường hợp đơn vị kinh doanh phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
– Riêng trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung).
Như vậy căn cứ theo quy định trên, nếu đơn vị kinh doanh mắc sai sót kê khai cùng một hóa đơn đầu vào 2 lần, đã bị cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra trước khi thực hiện điều chỉnh, bổ sung tờ khai thuế mắc sai sót thì khi này, đơn vị kinh doanh phải tiến hành khai bổ sung, điều chỉnh và chịu xử lý theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần có khó không?
Khi phát hiện hóa đơn đầu vào bị kê khai 2 lần thì kế toán doanh nghiệp sẽ xem xét tùy vào thời điểm phát hiện sai sót mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn đầu vào sai sót trong thời hạn nộp kê khai thì:
- Lập tờ khai mới rồi nộp lại lên cơ quan thuế;
- Không cần lập tờ khai bổ sung thuế giá trị gia tăng (GTGT);
Trường hợp 2: Hóa đơn đầu vào sai sót sau khi hết thời hạn nộp tờ kê khai thì:
- Lập tờ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT;
- Lập bản giải trình khai bổ sung và điều chỉnh mẫu số 01/KHBS;
- Đính kèm các tài liệu giải thích số liệu có trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu cần);
Căn cứ vào Khoản 5 Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định như sau:
- Nếu sau khi hết hạn nộp hồ sơ kê khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đó đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì sẽ được bổ sung hồ sơ khai thuế.
Kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT trong thời hạn nộp tờ khai
Khi phát hiện sai sót hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần, nếu vẫn trong thời hạn nộp tờ khai thuế thì người nộp thuế cần lập tờ khai mới với số liệu chính xác rồi nộp lại cơ quan thuế trong thời hạn quy định; tuyệt đối không cần lập lại tờ khai bổ sung.
Xử lý mất hóa đơn đầu vào bị mất theo quy định
Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào (liên 2). Dù là người bán hay người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 thì:
Bước 1: Kế toán hai bên lập biên bản ghi nhận sự việc
- Trong biên bản ghi rõ liên 1 của người bạn khai, nộp thuế trong thời gian nào
- Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện
- Đóng dấu trên biên bản
- Mức phạt sẽ từ 4 – 8 triệu
Bước 2: Người bán in liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện pháp luật; và đóng dấu lên bản sao giao cho bên mua.
Người mua được phép sử dụng hóa đơn bản sao liên 1 có đóng dấu này là chứng từ hợp pháp để hạch toán và kê khai thuế.
Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có); của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn; để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.
Bước 3: Lập báo cáo mất cháy hỏng hóa đơn nộp cho cơ quan thuế
Đối với trường hợp bên thứ ba làm mất hóa đơn thì bên thuê bên thứ ba phải chịu trách nhiệm và xử phạt.
Lập báo cáo (mẫu BC21/AC) về việc mất và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật; thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Kê khai thừa hóa đơn đầu vào như thế nào theo quy định?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ logo công ty; Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu; Đăng ký nhãn hiệu; Xin trích lục hồ sơ đất đai; lấy giấy chứng nhận độc thân; Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký lại khai sinh… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Người cao tuổi có phải đóng BHXH không?
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn đầu vào được hiểu là những dạng hóa đơn sử dụng vào mục đích mua sắm hàng hóa, vật tư, thanh toán dịch vụ,… phục vụ cho doanh nghiệp. Hóa đơn đầu vào về bản chất là vẫn là các loại hóa đơn thông thường, nhưng tên gọi “hóa đơn đầu vào” được sử dụng trong hoạt động kế toán doanh nghiệp, thể hiện cho các khoản chi của doanh nghiệp.
Các loại hóa đơn có thể bao gồm hóa đơn giấy, hóa đơn bán hàng, giấy ghi nợ, hóa đơn bán hàng hoặc hồ sơ điện tử trực tuyến.
Thứ nhất: Hộ kinh doanh cá thể không cần đến hóa đơn đầu vào nhưng sẽ phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (có mẫu 01/TNDN theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC) trong trường hợp mua hàng hóa với các mặt hàng là nông sản, thủy hải sản của người đánh bắt trực tiếp, người nuôi dưỡng, sản xuất trực tiếp bán ra; là sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng vật liệu tự nhiên…
Thứ hai: Khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có giá trị thanh toán nhỏ hơn 200.000 đồng thì không cần lập hóa đơn trừ trường hợp là người nhập/mua hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu lập và giao hóa đơn theo quy định pháp luật.