Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc Gia năm 2022 vừa diễn ra vào ngày 07/07-08/07/2022 vừa qua và môn thi đầu tiên là môn văn diễn ra ngày 07/07. Theo đó vào tối ngày 06/07 một trang mạng xã hội tên ” Kaito Kid” đã dự đoán đề văn năm nay là ” Chiếc thuyền ngoài xa” trùng hợp rằng đề văn lại trúng vào bài Chiếc thuyền ngoài xa. Trước đó vào năm 2020 và năm 2021 thì Kaito Kid cũng đã từng dự đoán đúng đề văn. Vụ việc này đã gây xôn xao dư luận, và nhiều người cho rằng sự việc này tạo ra sự hiểu lầm trong dư luận về việc đề thi bị lộ, ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho kỳ thi. Có rất nhiều trang trên mạng xã hội dự đoán rằng quản trị viên của trang này sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy Kaito Kid có bị xử phạt vì đoán đúng đề thi Văn THPTQG không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Kaito Kid có bị xử phạt vì đoán đúng đề thi Văn THPTQG không?
Theo như sự việc xảy ra nhiều người đồn đoán rằng hành vi này có dấu hiệu vi phạm hành chính. Đối với người đã đưa tin không chính xác, gây hiểu nhầm rằng lộ đề thi môn Văn lên mạng xã hội, người này sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện với mức phạt là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Cụ thể theo Điều 101 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội và mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
- Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
- Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
- Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
- Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Theo đó, nhiều người cho rằng 3 quản trị viên này với hành vi Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị xử phạt hành chính từ 10-20tr.
Nhưng quan điểm của chúng tôi lại khác. Các bạn có nghĩ rằng việc các bạn đoán trúng đề văn và đăng dự đoán của mình lên mạng xã hội có phải là hành vi gây hoang mang dư luận hay không? Có thể đồng ý rằng việc đoán trúng tên bài của 3 năm liên tiếp có bất thường nhưng để mà nói là gây hoang mang dư luận thì cũng chưa đúng. Lấy một ví dụ như có thể giáo viên ở trong lớp học của bạn có thể dựa trên kinh nghiệp của mình, dựa trên kết cấu của các bài thi năm trước để đoán đề. Hơn nữa, Kaito Kid ở đây chỉ đoán đúng đến tên bài, cũng không đoán được chính xác đoạn văn trong bài thi nên có thể thấy rằng hành vi của Kaito Kid chỉ dừng lại ở mức độ dự đoán, và thật may rằng đã đoán trúng bài thi văn của 3 năm mà thôi.
Ngày 14/7, Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả xác minh nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Theo đó, hoàn toàn không có việc lộ đề thi môn Ngữ văn với trường hợp tài khoản mạng xã hội “Kaito Kid” đoán trúng đề thi.
Nếu vẫn cố xử phạt Kaito kid trong trường hợp này thì có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc ví dụ như không ai dám chia sẻ những kiến thức của mình nữa, không còn những kiến thức thú vị được chia sẻ bởi họ không biết rằng sẽ bị phạt lúc nào.
Đăng tải đề thi lên mạng nhờ giải hộ bị xử lý như thế nào?
“Theo quy định của pháp luật, đề thi tốt nghiệp THPT là tài liệu mật, nếu đề thi này chưa được công bố mà người nào làm lộ, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt thì sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh mà Bộ luật hình sự đã quy định liên quan đến bảo vệ bí mật Nhà nước.
Mặt khác, trong trường hợp các đề thi đã được bảo quản, bảo vệ theo quy định của luật bảo vệ bí mật Nhà nước cho đến khi được công bố, khi các giám thị bóc đề thi, công khai để thi cho các thí sinh làm bài mà các thí sinh gian lận đã tự ý tuồn đề thi ra ngoài thì đây không được coi là hành vi làm lộ bí mật Nhà nước, hành vi này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của quy chế thi.
Người gian lận trong kỳ thi có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật tùy thuộc vào từng mức độ vi phạm, cao nhất là đình chỉ, hủy bỏ kết quả thi. Ngoài ra hành vi nhờ người làm bài hộ có thể còn bị xử phạt hành chính đến 16 triệu đồng.
Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định về thi như sau:
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.
4. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Bởi vậy, với thí sinh đưa đề thi ra ngoài để nhờ người giải đề hộ sẽ bị xử lý kỷ luật và xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.
Video Luật sư X chia sẻ về Kaito Kid có bị xử phạt vì đoán đúng đề thi Văn THPTQG không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Kaito Kid có bị xử phạt vì đoán đúng đề thi Văn THPTQG không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Gian lận để được cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Từ quy định trên của Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ta biết được; hành vi gian lận để được cấp văn bằng chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng chứng chỉ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng và bị buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ hành vi trên.
Làm lộ đề thi THPT quốc gia có thể bị phạt tù
Người nào làm lộ đề thi THPT quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước tại Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước tại Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.
2.2. Làm lộ đề thi THPT quốc gia có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
Người có hành vi làm lộ đề thi THPT quốc gia có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng; tổ chức có hành vi làm lộ đề thi THPT quốc gia có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
Ngoài ra, còn bị buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đã làm lộ.
(Khoản 4, 5 Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)