Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán đang thu hút đông đảo nhiều người quan tâm. Có nhiều loại chứng khoán khác nhau mà nhà đầu tư có thể lựa chọn, trong đó có bao gồm chứng quyền có bảo đảm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến thuật ngữ này. Nhiều độc giả thắc mắc khônbg biết theo quy định, chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán gì? Cách xác định giá của chứng quyền tại thời điểm đáo hạn được quy định ra sao? Chứng quyền có bảo đảm có những ưu điểm, nhược điểm gì mà nhà đầu tư nên lưu ý? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm chứng quyền có bảo đảm
Khoản 6 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
Phân tích ưu nhược điểm của chứng quyền có bảo đảm
Ưu điểm của chứng quyền
Giao dịch và thanh toán chứng quyền vô cùng dễ dàng: Tuy chứng quyền là sản phẩm của chứng khoán phái sinh nhưng được giao dịch mua/bán như một loại cổ phiếu thường trên sàn giao dịch. Nhà đầu tư chỉ cần có tài khoản giao dịch cổ phiếu là có thể mua/bán được chứng quyền. Hơn nữa, các quy định về thời gian, phương thức giao dịch thanh toán… đều tương tự như cổ phiếu.
Vốn đầu tư không cao: giá của chứng quyền thấp hơn rất nhiều so với giá cổ phiếu tương ứng của nó, theo đó chi phí giao dịch cũng thấp, nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua chứng quyền mặc dù không có nguồn vốn dự trữ nhiều.
Lợi nhuận không hạn chế, khoản lỗ tối đa cố định: Trong trường hợp thị trường diễn biến không như nhà đầu tư đã dự đoán thì có thể bán lại chứng quyền đề bù đắp chi phí ban đầu hoặc nắm giữ đến khi đáo hạn và chịu khoản lỗ tối đa là chi phí mua ban đầu.
Ngược lại, khi nắm giữ chứng quyền của các công ty có kết quả kinh doanh tốt và hứa hẹn sẽ tăng trưởng, ở thời điểm thực hiện quyền chọn, nhà đầu tư có cơ hội mua cổ phiếu của công ty đó với mức giá thấp hơn và bán lại với thị giá cao hơn.
Lợi ích từ tác động đòn bẩy: Chứng quyền có tác động đòn bẩy, nghĩa là chỉ một thay đổi nhỏ về giá của tài sản cơ sở cũng có thể dẫn tới sự thay đổi lớn về giá của chứng quyền. Với chi phí ban đầu mua chứng quyền nhỏ hơn rất nhiều so với đầu tư vào tài sản cơ sở, nhà đầu tư có thể sở hữu chứng quyền mà vẫn có thể thu được lợi nhuận như kỳ vọng.
Nhược điểm của chứng quyền
Rủi ro đến từ giao dịch của tổ chức phát hành: Các tổ chức phát hành luôn có khả năng mua lại chứng quyền trên thị trường và các chứng quyền này có thể nắm giữ hoặc bị hủy hoặc bán lại. Tổ chức phát hành có thể thực hiện các giao dịch để phòng ngừa rủi ro và giao dịch này có thể ảnh hưởng đến giá chứng quyền;
Rủi ro thanh toán: Trong quá trình phát hành chứng quyền, nhà đầu tư phải ghi nhớ rằng mặc dù những tiêu chuẩn khắt khe về khả năng thanh toán luôn được thực hiện nghiêm túc bởi tổ chức phát hành, nhưng không phải lúc nào tổ chức phát hành cũng có khả năng thanh toán và thực hiện quyền cho nhà đầu tư, điều này luôn là tương đối là tồn tại rủi ro;
Rủi ro chứng quyền bị hủy niêm yết trước ngày đáo hạn: chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết trong trường hợp tổ chức phát hành tạm ngừng hoạt động hay bị đình chỉ, hoặc trường hợp hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động;
Rủi ro giá: Giá chứng quyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá chứng khoán cơ sở, mức độ biến động giá chứng khoán cơ sở, thời gian còn lại của chứng quyền, lãi suất, cổ tức của chứng khoán cơ sở. Quan trọng nhất chính là giá chứng khoán cơ sở. Một khi giá chứng khoán cơ sở thay đổi thì tổ chức phát hành có quyền điều chỉnh điều khoản và điều kiện của chứng quyền.
Rủi ro thanh khoản: Thanh khoản của chứng quyền phụ thuộc vào cung cầu thị trường và hiệu quả hoạt động của tổ chức tạo lập thị trường. Tổ chức phát hành không cam kết thị trường giao dịch của chứng quyền sẽ sôi động dù cho tổ chức phát hành cam kết sẽ thực hiện việc tạo lập thị trường và cung cấp thanh khoản cho thị trường chứng quyền.
Rủi ro từ việc thực hiện sự tự chủ của tổ chức phát hành: Trong trường hợp tổ chức phát hành bị mua lại hoặc thay đổi cấu trúc doanh nghiệp liên quan tới quyền lợi của người sở hữu chứng quyền, tổ chức phát hành có quyền lựa chọn các hoạt động liên quan tới chứng quyền phù hợp với điều kiện lúc bấy giờ, và người sở hữu chứng quyền không có quyền buộc tổ chức phải thực hiện các hoạt động liên quan tới giao dịch hoặc thực hiện quyền của chứng quyền.
Cách thức giao dịch của chứng quyền có bảo đảm
Cách thức giao dịch của chứng quyền có bảo đảm mà người chơi có thể tham khảo như sau:
- Cách 1: Mua chứng quyền ở thị trường sơ cấp, ngay sau khi công ty phát hành chào bán sản phẩm trên thị trường. Hoạt động giao dịch mua sẽ thực hiện giữa nhà đầu tư và công ty phát hành CW. Người mua cần điền vào form đăng ký theo mẫu quy định của các công ty chứng khoán phát hành.
- Cách 2: Giao dịch tại thị trường thứ cấp, sau khi CW được niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE. Người chơi mua chứng quyền được chuyển nhượng từ những nhà đầu tư khác sở hữu CW. Lúc này, bạn chỉ cần có tài khoản chứng khoán để tiến hành giao dịch, thao tác đặt lệnh trực tuyến tiện lợi.
Lưu ý: Theo quy định của Ủy ban chứng khoán nhà nước, nhà đầu tư chỉ có thể mua chứng quyền Mua, không thể mua chứng quyền B
Cách xác định giá của chứng quyền tại thời điểm đáo hạn
Giá phát hành của chứng quyền được các công ty chứng khoán xác định. Mức giá chứng quyền thường khá thấp, thấp hơn nhiều so với giá chứng khoán cơ sở. Cụ thể như sau:
Vào ngày đáo hạn chứng quyền, nếu giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện của CW, nhà đầu tư sẽ nhận được phần chênh lệch bằng tiền. Tại đó: Giá thanh toán được xác định bằng bình quân giá chứng khoán cơ sở trong 5 ngày giao dịch gần nhất (không bao gồm ngày đáo hạn CW).
Số tiền thanh toán mà nhà đầu tư nhận được sẽ được tính như sau:
Tiền thanh toán cho/ chứng quyền = (Giá thanh toán – Giá thực hiện)/ Tỷ lệ chuyển đổi
Giá trị của chứng quyền có đảm bảo khi chưa đến ngày đáo hạn sẽ được xác định như sau:
Giá trị CW = Giá trị nội tại + Giá trị thời gian nắm giữ
Trong đó:
- Giá trị nội tại: Là khoảng chênh lệch giá chứng khoán cơ sở với giá thực hiện. Giá trị này sẽ ảnh hưởng bởi sự chênh lệch, biến động của chứng khoán cơ sở. Do vậy, chỉ những chứng quyền có lãi mới có giá trị nội tại dương.
- Giá trị thời gian nắm giữ: Là chênh lệch giá chứng quyền có đảm bảo với giá trị nội tại. Thời gian nắm giữ chứng quyền càng dài, càng gần ngày đáo hạn thì giá trị này càng lớn.
Chứng quyền có bảo đảm bị hủy niêm yết trong trường hợp nào?
Khoản 6 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chứng quyền có bảo đảm bị hủy niêm yết trong các trường hợp sau:
a) Chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết hoặc không thể xác định được chỉ số chứng khoán;
b) Hồ sơ đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm có những thông tin sai lệch, bỏ sót nội dung quan trọng có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho nhà đầu tư; hoặc khi phát hiện tổ chức phát hành không ký quỹ bảo đảm thanh toán hoặc không có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng;
c) Tổng số lượng chứng khoán cơ sở được quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành thuộc tất cả các tổ chức phát hành so với tổng số lượng chứng khoán cơ sở tự do chuyển nhượng vượt quá một tỷ lệ phần trăm theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
d) Tổ chức phát hành vi phạm nghĩa vụ phòng ngừa rủi ro hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ tạo lập thị trường dẫn đến bị chấm dứt hoạt động tạo lập thị trường theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán;
đ) Các chứng quyền đã được hoàn tất việc thực hiện quyền hoặc đã đáo hạn;
e) Trường hợp quy định tại điểm c, g khoản 1 Điều này.
Việc mua lại chứng quyền có bảo đảm và thanh toán tiền cho nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền có bảo đảm và các hoạt động khác có liên quantrong trường hợp chứng quyền có bảo đảm bị hủy niêm yết thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều kiện để được hủy bỏ niêm yết chứng quyền có bảo đảm tự nguyện
Khoản 2 Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện như sau:
Tổ chức phát hành được hủy niêm yết tự nguyện một phần hoặc toàn bộ chứng quyền chưa lưu hành sau ngày niêm yết tối thiểu là 30 ngày theo nguyên tắc:
– Trường hợp vẫn còn chứng quyền đang lưu hành, số chứng quyền còn lại (sau khi trừ phần dự kiến hủy niêm yết) đạt tối thiểu 10% số chứng quyền đã phát hành;
– Trường hợp tổ chức phát hành đã sở hữu toàn bộ số chứng quyền đã phát hành, tổ chức phát hành được đề nghị hủy niêm yết tất cả số chứng quyền đã phát hành.
Thủ tục hủy bỏ niêm yết chứng quyền tự nguyện
Khoản 2 Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về Thủ tục hủy bỏ niêm yết chứng quyền có bảo đảm tự nguyện như sau:
Hồ sơ đề nghị hủy bỏ niêm yết tự nguyện bao gồm:
a) Giấy đề nghị hủy bỏ niêm yết tự nguyện theo Mẫu số 32 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết cổ phiếu) hoặc của Đại hội nhà đầu tư (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ) hoặc của Hội đồng quản trị (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết chứng quyền có bảo đảm) thông qua việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện;
c) Phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông sau khi hủy niêm yết tự nguyện đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết cổ phiếu).
4. Thủ tục hủy bỏ niêm yết tự nguyện
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán ban hành quyết định chấp thuận hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nên mua chứng quyền có bảo đảm khi nào?
Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng, chứng quyền là sản phẩm nặng tính đầu cơ, nhà đầu tư tránh mua khi chứng quyền sắp đáo hạn. Một số chứng quyền sắp đáo hạn và đang ở trạng thái lỗ (OTM) thì giá các chứng quyền này có thể chạm ngưỡng 0.
Vì vậy nên mua chứng quyền khi xác định được xu hướng tăng của thị trường và thời gian đáo hạn còn xa, nếu chứng quyền đang ở trạng thái lãi (ITM) càng tốt, nhưng thường chứng quyền sẽ có giá khá cao trong thời gian này.
Nhà đầu tư cần xác định rõ mục đích mình mua chứng quyền để làm gì, phòng ngừa rủi ro chứng khoán hay là vì sinh lời để đưa ra các quyết định chọn mua cho đúng đắn.
Nhà đầu tư có thể xác định lợi nhuận (lãi/lỗ) chứng quyền như sau:
Chứng quyền có lãi: Giá lúc đáo hạn lớn hơn giá thực hiện cộng phí mua chứng quyền.
Chứng quyền hòa vốn: Giá lúc đáo hạn đúng bằng giá thực hiện cộng phí mua chứng quyền.
Chứng quyền lỗ: Giá đáo hạn bằng hoặc nhỏ hơn giá thực hiện hoặc giá đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện cộng phí mua chứng quyền ban đầu.
Hơn hết, nhà đầu tư nên nắm vững toàn bộ kiến thức về chứng quyền, về rủi ro về giá về thời gian đáo hạn… đồng thời phải theo dõi biến động thị trường chứng khoán cơ sở liên tục để có cái nhìn thấu triệt nhất trên thị trường này.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chứng quyền có bảo đảm” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện hành tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư 107/2016/TT-BTC thì chứng quyền bị tạm ngừng giao dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ số cơ sở của chứng quyền bị tạm ngừng tính toán;
b) Chứng khoán cơ sở của chứng quyền bị tạm ngừng giao dịch;
c) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán;
d) Các trường hợp Sở Giao dịch chứng khoán thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Trường hợp có sự cố hệ thống thanh toán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng thời gửi thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán. Sở Giao dịch chứng khoán báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngay sau khi có quyết định tạm ngừng giao dịch.
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền lần đầu và bổ sung được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 272/2016/TT-BTC, cụ thể:
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng quyền lần đầu và bổ sung là 10 triệu đồng/giấy chứng nhận.
Dưới đây là 2 cách mua chứng quyền cơ bản mà người chơi có thể tham khảo:
Cách 1: Mua chứng quyền ở thị trường sơ cấp, ngay sau khi công ty phát hành chào bán sản phẩm trên thị trường. Hoạt động giao dịch mua sẽ thực hiện giữa nhà đầu tư và công ty phát hành CW. Người mua cần điền vào form đăng ký theo mẫu quy định của các công ty chứng khoán phát hành.
Cách 2: Giao dịch tại thị trường thứ cấp, sau khi CW được niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE. Người chơi mua chứng quyền được chuyển nhượng từ những nhà đầu tư khác sở hữu CW. Lúc này, bạn chỉ cần có tài khoản chứng khoán để tiến hành giao dịch, thao tác đặt lệnh trực tuyến tiện lợi.