Khi tham gia vào các hoạt động xây dựng, các đơn vị tổ chức, công ty luôn cần phải công khai năng lực tham gia xây dựng. Có thể dựa vào chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng để để đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của một đơn vị. Vậy chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có cần thiết và bắt buộc không? Điều kiện gì để các đơn vị tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng? Tra cứu chứng chỉ năng lực công ty xây dựng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu quy định nội dung này tại bài viết dưới đây của Luật sư X
Căn cứ pháp lý
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bản đánh giá năng lực thu gọn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có bắt buộc không?
Theo điều 57 của Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định:
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
- Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình.
- Kiểm định xây dựng.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).
3. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.
4. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.
5. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.
6. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:
- Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
- Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.
7. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.”
Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực xây dựng.
Khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định, tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực xây dựng khi tham gia các công việc sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
b) Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
c) Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
d) Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
đ) Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
e) Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.
Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định.
Mục đích tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng của công ty.
Mục đích để tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng tổ chức, cá nhân là tránh tình trạng làm chứng chỉ giả không đúng quy định, làm cho các công trình xây dựng không đảm bảo theo quy định của pháp luật. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện được hành nghề trên phạm vi toàn quốc và được quản lý thống nhất bởi Bộ Xây Dựng.
Tất cả hệ thống kiểm tra, tra mã chứng chỉ hành nghề sẽ được công khai minh bạch trên website của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng. Các tỉnh thành phố trên toàn quốc khi được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải có công văn đưa lên Bộ Xây Dựng để lấy mã số cấp chứng chỉ.
Mỗi công ty/cá nhân sẽ được Bộ Xây Dựng cấp mã là duy nhất. Bộ Xây Dựng là cơ quan trực tiếp quản lý mã số chứng chỉ hành nghề trên. Thể hiện bởi nơi cấp và mã số chứng chỉ hành nghề.
Hướng dẫn tra cứu chứng chỉ năng lực công ty xây dựng.
Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây Dựng
Đầu tiên, bạn cần truy cập vào website chính thức của Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng, bằng cách nhấn vào một trong 2 đường link dưới đây:
⁕ Đối với tổ chức, các bạn truy cập vào đây: https://nangluchdxd.gov.vn/Tochuc
⁕ Đối với cá nhân, các bạn truy cập vào đây: https://nangluchdxd.gov.vn/Canhan
Bước 2: Điền thông tin Số chứng chỉ được cấp
Đến đây, bạn cần điền thông tin/số chứng chỉ được cấp vào ô “Từ khóa” sau đó điền “Mã xác nhận” ở hình bên cạnh theo đúng ký tự. Mã số chứng chỉ của mỗi tổ chức/cá nhân khi được cấp sẽ là duy nhất, không trùng lặp với nhau.
Ví dụ: Công ty được cấp hạng 1 thì nơi cấp là Bộ xây dựng, mã chứng chỉ là BXD-00000035. Đối với chứng chỉ hạng 2 và 3 do các sở xây dựng các tỉnh cấp. (Hà Nội mã cấp: HAN-00038835, TP Hồ Chí Minh: HCM-00010074…). Lưu ý mã số chứng chỉ của mỗi tổ chức sẽ là duy nhất.
Bước 3: Nhấn Nút “Tìm Kiếm”
Sau khi điền mã số chứng chỉ vào ô trống, bạn chỉ cần nhấn nút “Tìm kiếm” có màu xanh ở phía dưới.
Nếu chứng chỉ của cá nhân thì sẽ ra thông tin chi tiết: Họ tên; Ngày sinh; Số giấy tờ chứng thực cá nhân; Trình độ chuyên môn; Số chứng chỉ; Lĩnh vực hành nghề; Hạng và ngày hết hạn.
Nếu chứng chỉ của công ty thì sẽ ra thông tin chi tiết: Tên tổ chức; Người đại diện; Mã số thuế/ Quyết định thành lập; Địa chỉ; Mã chứng chỉ; Lĩnh vực; Lĩnh vực mở rộng; Hạng và ngày hết hạn.
Nếu không tìm thấy bạn có thể kiểm tra số quyết định cấp và gửi công văn đến đơn vị cấp yêu cầu xác nhận. Nếu cả 2 thông tin trên đều không chính xác thì chứng chỉ bạn có thể là không đúng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì? Có bắt buộc phải có không?
- Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất 2021
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hướng dẫn tra cứu chứng chỉ năng lực công ty xây dựng nhanh chóng năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài; hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cần có những loại giấy tờ như sau:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu;
Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
Bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan; kèm theo văn bằng, chứng chỉ, của các cá nhân, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt.
Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo mẫu; kèm theo hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện.
Bản kê khai kinh nghiệm năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
Các điều kiện gồm:
Đã có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc quyết định thành lập đơn vị, doanh nghiệp
Đối tượng tham gia hoạt động xây dựng là những cá nhân đảm nhận chức danh quan trọng, chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức, đơn vị đang đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.
Đối với các dự án, công trình mang tính chất đặc thù thì đối tượng tham gia chủ chốt, chức danh quan trọng phải có chứng chỉ hành nghệ tương ứng với đúng công việc đang thực hiện. Đối tượng này phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình, dự án. Đó là những dự án, công trình như nhà mát sản xuất hóa hóa chất độc hại, vật liệu nổ hay nhà máy điện hạt nhân….