Hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam làm việc chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Hộ chiếu được cấp và quản lý theo quy định của Luật Quản lý xuất nhập cảnh và các văn bản liên quan. Ngày nay, việc xuất nhập cảnh diễn ra thường xuyên hơn do nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng. Thường là nếu đi du lịch thì sẽ đi theo cả gia đình, trong đó có trẻ em. Thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em sẽ có những điều khác so với người lớn. Vì vậy Luật sư X cung cấp bài viết “Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em theo quy định hiện hành”. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để làm hộ chiếu cho đi nước ngoài
Căn cứ Điều 33, Điều 34 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh như sau:
“Điều 33. Điều kiện xuất cảnh
1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.”
“Điều 34. Điều kiện nhập cảnh
Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.”
Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em ở mọi lứa tuổi đều được cấp hộ chiếu khi đi nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì khi xuất nhập cảnh phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Các giấy tờ cần thiết để làm hộ chiếu cho trẻ em?
Căn cứ Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về hồ sơ, thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước như sau:
“Điều 15. Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước
1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
4. Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
5. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
6. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
7. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.”
Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em
Bước 1: Điền tờ khai và chuẩn bị hồ sơ
Mẫu tờ khai làm hộ chiếu cho trẻ em
Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an
Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú vào tờ khai và đóng dấu giáp lai ảnh
Bước 3: Nộp hồ sơ và lệ phí
- Trẻ đã có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh bất kỳ tỉnh, thành nào thuận tiện.
- Trẻ chưa có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
- Lệ phí làm hộ chiếu trẻ em: 200.000 đồng (theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC).
Bước 4: Nhận hộ chiếu
Nhận hộ chiếu trực tiếp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh
Hiện tại một số địa phương đã áp dụng hình thức trả hộ chiếu qua dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận địa chỉ của người xin cấp hộ chiếu.
Thời gian làm hộ chiếu trẻ em: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh)
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em theo quy định”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư…thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trả kết quả cho người đề nghị.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
– Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
(khoản 7 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định về mức thu phí, lệ phí như sau:
“Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Phí cấp thị thực và các giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài thu bằng đồng Việt Nam, đồng Đôla Mỹ (USD). Đối với mức thu quy định bằng USD thì được thu bằng USD hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ USD ra đồng Việt Nam áp dụng tỷ giá USD mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.”
Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định lệ phí khi cấp hộ chiếu cho trẻ sơ sinh là 200.000 đồng.