Theo quy định của pháp luật, mỗi cá nhân có quyền định đoạt tài sản mà mình sở hữu, quyền định đoạt này không chỉ được thực hiện khi tự ý để lại tài sản của mình cho người khác như chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn. Pháp luật cũng ghi nhận mọi người đều được hưởng tài sản của người lập di chúc một cách bình đẳng, dù theo di chúc hay theo pháp luật. Tuy nhiên, cũng rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp. Sau đây, Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn đọc thủ tục đòi quyền thừa kế đất đai, bạn đọc tham khảo nhé!
Quy định về quyền thừa kế được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về quyền thừa kế như sau:
“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Ngoài ra, tài sản thừa kế (hay di sản thừa kế) bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. (theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015).
Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền thừa kế như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Nếu chỉ căn cứ vào quy định trên thì nhiều người nhầm tưởng rằng phải có Giấy chứng nhận mới được chia thừa kế nhà đất. Tuy nhiên cần hiểu đúng về quy định trên áp dụng trong trường hợp nào để bảo đảm quyền của người thừa kế. Để làm rõ điều này, chúng tôi đưa ra một số nhận định và căn cứ pháp lý như sau:
Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Hồ sơ khởi kiện đòi quyền thừa kế đất đai
- Đơn khởi kiện (theo mẫu)
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có)
Hướng dẫn thủ tục đòi quyền thừa kế đất đai
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền ( trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp Huyện)
Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
Như vậy, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp đang xảy ra thì bạn cần tiến hành nộp đơn, thu thập chứng cứ gửi đến Tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết, nhận phần di sản thừa kế mà mình đáng được hưởng.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Việc phân định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ tranh chấp dựa trên căn cứ tại các Điều 35, Điều 37, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
Với các yêu cầu giải quyết tranh chấp mà tài sản thừa kế là đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất,… thì tài sản đó ở đâu sẽ do Tòa án cấp huyện nơi đó giải quyết. Các trường hợp khác (tài sản là động sản) sẽ do Tòa án cấp huyện nơi cư trú của bị đơn hoặc nguyên đơn (nếu các bên có thỏa thuận bằng văn bản) giải quyết.
Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp có nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp.
Thời hiệu khởi kiện đòi quyền thừa kế đất đai
Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết). Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Bên cạnh đó, thời gian sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Ngoài ra, theo Hướng dẫn số 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021, có một số trường hợp về thời hiệu khởi kiện cần nắm rõ như sau:
- Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990, cụ thể: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản được tính từ ngày 10/9/1990.
- Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10. Theo đó, thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện (theo khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10).
- Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11. Theo đó, thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện (theo khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11).
Án phí khởi kiện đòi quyền thừa kế đất đai
Án phí khởi kiện chia thừa kế phúc thẩm: là 300.000 VNĐ
Ngoài ra, khoản 2 Điều 7 nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
“Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.”
Tóm lại, khi một người khởi kiện chia tài sản thừa kế, họ sẽ phải đóng 50% tiền tạm ứng án phí tương đương với phần giá trị tài sản mà người khởi kiện yêu cầu được chia. Sau đó, khi có bản án, quyết định của Tòa án, tùy vào phần tài sản thừa kế của mỗi người được chia là bao nhiêu mà người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải đóng án phí tương ứng với phần của họ được hưởng.
Mời bạn xem thêm:
- Quyền thừa kế đất đai không di chúc năm 2023 như thế nào?
- Giấy cam kết không tranh chấp tài sản thừa kế mới năm 2023
- Thuế thừa kế đất đai là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn thủ tục đòi quyền thừa kế đất đai” hoặc các dịch vụ khác như là tư vấn pháp lý về đơn thừa kế đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất gồm:
Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
Văn bản về thừa kế nhà đất theo quy định (di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản từ chối nhận di sản, bản án nếu có tranh chấp,…).
Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế.
Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Mức lệ phí trước bạ phải nộp khi mua bán, nhận tặng cho, thừa kế đất đai:
Lệ phí trước bạ = 0.5 % x (Giá tại bảng giá đất)
Các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ khi nhận thừa kế, tặng cho đất đai:
Nhà, đất là di sản thừa kế hoặc là quà tặng giữa:
Vợ với chồng;
Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
Cha vợ, mẹ vợ với con rể;
Ông nội, bà nội với cháu nội;
Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
Anh, chị, em ruột với nhau.