Xin chào Luật sư X. Thời gian gần đây tôi thấy cơ thể mình yếu dần đi, năng suất làm việc không còn được nhanh như trước. Tôi muốn xin nghỉ ốm đau nhưng chưa biết quy định pháp luật về chế độ này như thế nào? Do nhà xa nên tôi muốn làm thủ tục kê khai chế độ ốm đau có được không? Bạn tôi nói rằng có thể kê khai online qua EFY, Luật sư X có thể hướng dẫn kê khai chế độ ốm đau điện tử EFY được không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng nào được hưởng chế độ ốm đau?
Căn cứ theo Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì:
– NLĐ là công dân Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc theo quy định gồm:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định trong trường hợp sau:
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài;
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau hiện nay
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, NLĐ được hưởng chế độ ốm đau nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
-NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
– NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– NLĐ nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp vừa nêu trên.
Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
– NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
– NLĐ nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
Mức hưởng chế độ ốm đau
Trong trường hợp NLĐ nghỉ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau | = | Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày | X 75 (%) | x | số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 01 năm đối với NLĐ nghỉ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
+ Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
+ Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, BYT ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
– Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
+ Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
+ Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ được tính theo quy định như trên.
Theo Khoản 1 Điều 26, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Khoản 1, 3 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH: Trường hợp NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng đó
Trường hợp NLĐ nghỉ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày | = | Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) | x | Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
– “Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau” là 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của NLĐ trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà NLĐ vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
+ Bằng 65% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm.
– “Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau” được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.
Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày | = | Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày | x | Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) | x | Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
+ “Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau” được tính như quy định như trên.
+ “Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau” tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
– Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được quy định như sau:
+ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
+ Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau nêu trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
Hướng dẫn kê khai chế độ ốm đau điện tử EFY
Bước 1: Đơn vị Đăng nhập vào phần mềm, chọn mục “Kê Khai” hồ sơ kê khai đơn vị khai bên “Giao dịch điện tử” Chọn hồ sơ Giải quyết hưởng chế độ ốm đau ( thủ tục 630a), và ấn nút “Lập tờ khai” bên góc phải trên cùng màn hình
Bước 2: Vào bên trong hồ sơ kê khai, đơn vị “tích tên NLĐ” bên phía tay trái chọn “Phần I” mục “Bản thân ốm thường”.
Lưu ý: Kê khai Phần 1 là đối với Hồ sơ mới phát sinh Phần 2 là Đối với Hồ sơ đề nghị điều chỉnh số đã được giải quyết ( Hồ sơ gửi đi được duyệt và đã Hưởng tiền, sau phát hiện sai sót cần điều chỉnh lại đơn vị kê khai vào Phần 2).
Bước 3: Điền các trường thông tin yêu cầu trên lưới kê khai
Cột (5) Nghỉ hàng tuần: Đơn vị tích chọn ngày nghỉ hàng tuần tại đơn vị
Cột (7.1) Từ ngày: Đơn vị điền ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ.
Cột (7.2): Đến ngày: Đơn vị điền ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ.
Cột (7.3) Tổng Số: Đơn vị điền Tổng số ngày người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết (Lưu ý:
không tính ngày nghỉ hàng tuần tại đơn vị, chỉ tính ngày làm việc thực tế)
Cột (7.4) Từ ngày đơn vị đề nghị hưởng: Đơn vị điền ngày/ tháng /năm đầu tiên NLĐ xin nghỉ tại đơn vị.
Cột (9.2): Kê khai tên bệnh.
Cột (C.1) Hình thức nhận: Đơn vị tích chọn:
– Nếu Tích chọn “Chi trả qua đơn vị” thì trên cùng màn hình ô Số hiệu tài khoản đơn vị điền số tài khoản của đơn vị Mở Tại Ngân hàng…Chi Nhánh… để trống cột (C.2) (C.3) (C.4)
– Nếu Tích chọn “ Chi trả qua ATM” thì đơn vị điền số tài khoản của người lao động vào cột (C.2), (C.3), (C.4). Để trống thống tin ô số hiệu tài khoản đơn vị ở trên cùng màn hình.
Đơn vị Kê khai điền hết thông tin yêu cầu xong ấn “ Ghi lại’ tiếp theo ấn “Xuất Tờ khai’ và đơn vị cắm “Chữ kí số” ấn “Nộp tờ khai”
Lưu Ý: Nộp tờ khai thành công đơn vị gửi kèm theo luôn “hồ sơ giấy” lên cơ quan bảo hiểm bằng đường bưu điện. Để bảo hiểm nhận được hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy cùng lúc để giải quyết.
Mời bạn xem thêm
- Một số đề xuất kiến nghị về pháp luật chế độ ốm đau
- F0 vẫn làm việc online tại nhà có được hưởng chế độ ốm đau từ BHXH?
- Nghỉ ốm trong thời gian thử việc có được hưởng chế độ ốm đau?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hướng dẫn kê khai chế độ ốm đau điện tử EFY nhanh chóng năm 2022” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ trích lục bản án ly hôn hay thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày sau:
Tết Dương lịch: 01 ngày
Tết Âm lịch: 05 ngày;
Ngày Chiến thắng: 01 ngày
Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày
Quốc khánh: 02 ngày
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày- Nghỉ hằng năm: 12 ngày/năm, cứ 05 năm làm việc + 01 ngày;
Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Theo đó, nghỉ ốm đau không thuộc trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương nên doanh nghiệp không phải trả lương khi người lao động.
Chế độ ốm đau sẽ hỗ trợ một phần kinh phí điều trị; giúp người lao động duy trì cuộc sống hàng ngày, ổn định tâm lý; phục hồi sức khỏe nhanh chóng để quay trở lại làm việc, ổn định đời sống.
Chế độ ốm đau sẽ giúp cho gia đình có người lao động bị ốm đau bớt đi gánh nặng kinh tế; trong việc chăm sóc người lao động ốm đau trong những ngày họ không đi làm được.
Gia đình họ sẽ có điều kiện vật chất tốt hơn để chăm sóc người lao động bị ốm đau; giúp cho họ sớm hồi phục sức khỏe để quay lại làm việc