Chào luật sư! Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp; mọi người cũng hạn chế ra đường và chính phủ cũng có thư ngỏ về việc khuyến khích tổ chức; cá nhân sử dụng Hệ thống đăng ký trực tuyến… Tuy nhiên; tôi cũng như nhiều người chưa nắm rõ đăng ký trực tuyến ở trang web nào? Cách điền ra sao? để tránh trường hợp điền sai… Rất mong được luật sư Hướng dẫn đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hướng dẫn đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
Thủ tục đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
Việc đăng ký trực tuyến được thực hiện theo thủ tục sau đây:
- Người yêu cầu đăng ký sử dụng mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; tài khoản đăng ký trực tuyến đã được cấp truy cập vào hệ thống đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; để kê khai nội dung đăng ký trên giao diện đăng ký trực tuyến;
- Hệ thống đăng ký trực tuyến xác nhận kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm cho người yêu cầu đăng ký trên giao diện của hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Cơ quan đăng ký gửi 01 văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm; có xác nhận của cơ quan đăng ký đến người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Trình tự đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm
Bước 1: Đăng nhập
Vào hệ thống đăng ký trực tuyến: Cục Đăng Ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư Pháp (moj.gov.vn). Ấn “đăng nhập khách hàng thường xuyên”
- Nếu bạn là khách hàng mới; muốn thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu thì thực hiện tạo tài khoản trực tuyến.
- Nếu bạn đã có tài khoản thì thực hiện đăng nhập bằng mail và mật khẩu; (nếu quên mật khẩu bạn có thể được cấp lại bằng cách ấn vào mực “quên mật khẩu”).
Bước 2: Lựa chọn
Sau khi đăng nhập xong; màn hình sẽ hiển thị các mục sau và bạn hãy lựa chọn mục mà mình muốn thực hiện đăng ký:
- Đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng;
- Đăng ký thay đổi;
- Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Tra cứu thông tin hoặc gửi yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cung cấp thông tin;
- Đổi mật khẩu;
- Cập nhật hoặc xem thông tin tài khoản khách hàng;
- Hồ sơ khách hàng;
- Các đơn còn hiệu lực;
Bước 3: Điền thông tin
Lựa chọn mục “đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng” để thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm. Sau đó điền những thông tin cần thiết sau:
Thẻ thông tin chung:
Nhấp chuột vào “Thêm người đăng ký là bên nhận bảo đảm”
- Lựa chọn loại hình giao dịch: “Giao dịch bảo đảm”
- Lựa chọn quy mô: Bên bảo đảm sử dụng khoản vay cho tiêu dùng cá nhân; Bảo đảm là công ty có ít hơn 10 nhân viên, …..
- Số hợp đồng: …./ngày ký hợp đồng
- Giá trị của khoản vay hoặc nghĩa vụ: ….. đồng.
Thẻ bên bảo đảm:
- Lựa chọn một trong các chủ thể tham gia: Công dân việt nam; tổ chức có đăng ký kinh doanh trong nước; người nước ngoài, ….
- Số cmnd: 123333333
- Họ tên: Nguyễn văn A
- Đường/ phố – Quốc gia – Tỉnh/ thành phố – quận huyện
- Sau khi điền hết các thông tin trên thì nhấp chuột “Cập nhật”
Bên nhận bảo đảm
Nhập các thông tin tương tự bên bảo đảm
Tài sản
Nhập thông tin chi tiết về tài sản vào mục mô tả tài sản:
- Người yêu cầu đăng ký có thể mô tả cụ thể hoặc mô tả chung về tài sản; tài sản có thể mô tả chung nhưng phải xác định được (Đây là 1 trong những yêu cầu đối với tài sản bảo đảm). Việc mô tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp quy định dưới đây:
- Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tài sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới đó.
- Ví dụ:
1/ xe ô tô
Số máy: 11px-2222; biển số: 59P-88888
Số khung: ……
Bước 4: Kiểm tra lại
Sau khi thực hiện xong các thao tác để đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; thì người đăng ký nhấn vào “xem lại” để thực hiện kiểm tra lại thông tin mình đã kê khai.
- Nếu có thông tin chưa chính xác hoặc cần chỉnh sửa thì thực hiện: chọn chỉnh sửa để chỉnh sửa thông tin một trong 04 thẻ/ mục đã điền vào: Thông tin chung, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm.
- Trường hợp các thông tin đã đầy đủ và chính xác thì thực hiện bước tiếp theo.
Bước 5: Xác nhận
Sau khi kiểm tra lại và đã đúng; đầy đủ các thông tin thì ấn vào “Xác nhận”.
- Lúc này hệ thống hiện một bản đơn đăng ký dưới dạng một thông báo bao gồm các thông tin như: Số đơn đăng ký; ngày đăng ký; Loại hình giao dịch; Số hợp đồng; bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm; tài sản; mã cá nhân ….
- Lưu ý: phải giữ mã cá nhân để sử dụng trong trường hợp đơn đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm và đơn xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Sau khi nhấp chuột vào xác nhận thì đã hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến.
Đăng ký trực tuyến không có giá trị pháp lý
Việc đăng ký trực tuyến không có giá trị pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Ví dụ như:
- Không thuộc thẩm quyền đăng ký;
- Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;
- Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký; trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký theo quy định của pháp luật;
- Kê khai nội dung đăng ký không đúng quy định của pháp luật;
- …..
Trường hợp đăng ký trực tuyến không có giá trị pháp lý; thì được xử lý như sau:
- Trường hợp nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 57; thì cơ quan đăng ký xem xét; quyết định hủy kết quả đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải nộp phí đăng ký trong trường hợp kết quả đăng ký trực tuyến bị hủy;
- Việc hủy kết quả đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm phải được thông báo kịp thời; qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử đến địa chỉ của người yêu cầu đăng ký được lưu trong cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Có thể bạn quan tâm
- Xoá đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định?
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong tín chấp theo quy định?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất
Như vậy; việc đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm gồm có 5 bước như phân tích trên. Đây là 1 phương thức thể hiện sự đổi mới; hiện đại; theo kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0; tiến tới mực tiêu xây dựng chính phủ điện tự hiện đại; thông minh; giảm bớt các thủ tục phiền hà.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hướng dẫn đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
– Nộp trực tiếp;
– Qua đường bưu điện;
– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
– Thế chấp tàu biển.
1. Hệ thống đăng ký trực tuyến phải được vận hành liên tục, an toàn, chính xác.
2. Cơ quan quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến thực hiện việc duy trì hoạt động; đảm bảo an toàn và an ninh thông tin của hệ thống đăng ký trực tuyến theo quy định của pháp luật.