Cách tính thu nhập tăng thêm theo thông tư 71/2014 như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Cách tính thu nhập tăng thêm theo thông tư 71/2014
Thu nhập tăng thêm là khoản chi trả cho người lao động, cán bộ, viên chức do lợi nhuận sau thuế và phụ thuộc vào quy chế chi tiêu của nội bộ đơn vị, thu nhập này được trích từ quỹ bổ sung thu nhập để đảm bảo bổ sung cho lao động ở năm tiếp theo khi nguồn thu nhập trong năm đó bị giảm.
Cách tính thu nhập tăng thêm theo thông tư 71
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV:
- Kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính được xác định và được giao hàng năm theo Điểm a, Khoản 2, Điều 3 Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV: Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và khoán quỹ tiền lương của số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt; khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cách tính kinh phí tiết kiệm và nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm (bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động, chi khen thưởng, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể, trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức) được quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV; trong đó đã giao thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm nêu trên trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan sau khi đã thống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức công đoàn cơ quan.
- Đối với việc chi trả thu nhập tăng thêm, Khoản 8 Điều 3 Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:
Trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do Nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động.
Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên đây, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động (hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người (hoặc từng bộ phận trực thuộc). Người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bình quân hoặc chia theo hệ số lương. Mức chi trả cụ thể do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.
Cách tính thu nhập tăng thêm được quy định tại điểm a khoản 8 Điều 3 thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, cụ thể như sau:
Với phạm vi về nguồn kinh phí được tiết kiệm, tại cơ quan sẽ thực hiện về chế độ tự chủ được tính theo hệ số tăng thêm của quỹ tiền lương cao nhất là 1,0 lần so với số tiền lương ngạch, chức vụ, bậc theo quy định. Từ đó, chi trả phần thu nhập tăng thêm cho người lao động, cán bộ, công chức. Như vậy, tiền lương tính trả thu nhập tăng thêm của một năm tính theo công thức:
QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng
Cụ thể:
- QTL: là quỹ về tiền lương, ngạch, chức vụ, bậc tại cơ quan được phép chi trả tăng thêm cao nhất trong năm.
- Lmin: Là mức lương cơ sở theo quy định của nhà nước ( có thay đổi, hiện tại mức lương cơ sở là 1 490 000 đồng)
- K1: Là hệ số để điều chỉnh tăng thêm thu nhập (hệ số này tối đa là 1,0 lần)
- K2: là hệ số lương ngạch, chức vụ, bậc, bình quân tại cơ quan
- L: là số lao động có hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định về một số chức danh và biên chế được giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Thời gian hoàn thuế thu nhập cá nhân 2021 theo quy định mới nhất hiện nay
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty hợp danh, giải thể công ty, đăng ký bảo vệ thương hiệu, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, giấy phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Việc thực hiện chi bổ sung thu nhập đối với người lao động tại đơn vị sẽ được thực hiện theo nguyên tắc gắn với chất lượng, số lượng, hiệu quả công việc. Hệ số thu nhập tăng thêm đối với chức danh lãnh đạo ở đơn vị sự nghiệp công cao nhất bằng 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm của bình quân thực hiện tại đơn vị của chính người lao động.
Nếu khi quyết toán ở cơ quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà kinh phí thực về tiết kiệm thấp hơn. Lúc đó, sẽ dựa vào quyết định tại cơ quan có thẩm quyền và theo đề nghị của cơ quan để thực hiện chế độ tự chủ, đồng thời Kho bạc Nhà nước tiến hành thu hồi ( trừ vào kinh phí tiết kiệm của năm tiếp theo tại cơ quan)