Lương hưu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu ổn định cho người già và giúp họ không phụ thuộc quá nhiều vào con cháu. Là một hệ thống bảo hiểm xã hội, lương hưu được tích lũy từ việc đóng góp vào quỹ bảo hiểm trong suốt quãng đời lao động của người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều thắc mắc về việc khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến lương hưu không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay quy định này.
Căn cứ pháp lý
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để được hưởng lương hưu?
Khi đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu và số năm đóng bảo hiểm, người lao động sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng từ các tổ chức bảo hiểm xã hội hoặc từ nhà nước. Điều này giúp tạo ra một nguồn thu cố định, ổn định trong giai đoạn người già không còn hoạt động nghề nghiệp.
Theo quy định tại Điều 54, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì năm 2023 điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:
(1) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi.
(2) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 73, Luật Bảo hiểm xã hội 2015 (sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) cụ thể:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: lao động nam đủ 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ đủ 56 tuổi
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
(3) Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc đáp ứng điều kiện:
- Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH
- Đủ 56 tuổi.
Trong điều kiện lao động đặc biệt người lao động được nghỉ hưu trước tuổi. Thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thể từ 5 năm đến 10 năm quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).
Như vậy, cũng như lao động nam, nữ đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến 20 năm (tùy trường hợp) thì được hưởng lương hưu theo quy định.
Mức hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc năm 2023
Tương hưu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người già có nguồn thu ổn định và độc lập tài chính, giúp họ không phụ thuộc quá nhiều vào con cháu và duy trì cuộc sống đáng giá trong thời gian nghỉ hưu Vậy khi tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng lương hưu như thế nào?
Mức hưởng lương hưu năm 2023 đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (hướng dẫn chi tiết tại Điều 7, Nghị Định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015). Cụ thể như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2023 được tính như sau:
- Lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
- Lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Để có tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa năm 2023 là 75% thì:
- Lao động nữ nghỉ hưu năm 2023 đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.
- Lao động nam nghỉ hưu năm 2023 đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.
Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động (theo quy định tại Điều 55, Luật bảo hiểm xã hội 2014) thì giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
(2) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH bắt buộc sẽ phụ thuộc vào tiền lương đóng BHXH hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá (hay hệ số điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH) tương ứng hàng năm.
Lưu ý: Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
Hưởng bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến lương hưu không?
Như vậy, theo quy định nêu trên để được hưởng lương hưu sẽ phải đáp ứng điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội và độ tuổi.
Khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chưa hưởng lương hưu, có thể bảo lưu hồ sơ hưởng lương hưu. Sau khi hưởng xong trợ cấp thất nghiệp có thể làm hồ sơ nộp tới cơ quan bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu về sau. Theo đó, việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến lương hưu.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hưởng bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến lương hưu không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới biên bản thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất không qua đấu giá năm 2023
- Thủ tục hưởng thừa kế đất đai năm 2023
- Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa mới nhất năm 2021
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu tại năm 2023 của người lao động nam sẽ là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi.
Theo khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở chính thức tăng lên 1.8 triệu đồng. Đồng nghĩa với việc mức lương hưu tối thiểu từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.