Chào Luật sư, Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi ta đi vay tín dụng tại các ngân hàng bằng hình thức vay tài sản không có biện pháp bảo đảm thì ta sẽ được yêu cầu là ký kết hợp đồng bằng văn bản về sự việc vay tài sản không có biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên để có được một bản hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm chuẩn để ký kết thì không phải ai cũng biết.
Để có thể cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự thì:
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Trong đó:
– Bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
– Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
- Tài sản chưa hình thành;
- Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
– Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Vay tài sản không có biện pháp bảo đảm là gì?
Vay tài sản không có biện pháp bảo đảm là việc bạn giao kết hợp đồng vay tài sản không có kèm them bất kỳ một hình thức đảm bảo tài sản cho khoản nợ đã vay; mà việc bạn vay được hoàn toàn dự trên uy tín bản thân người đó để lấy làm tin tưởng cho khoản vay; hay còn được gọi với cái tên là vay tín chấp.
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự thì:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả; bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng; chất lượng; và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Các đối tượng bị hạn chế vay tài sản không có biện pháp bảo đảm
Theo quy định tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng thì:
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:
- Tổ chức kiểm toán; kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị; Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân;
- Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
- Người thẩm định; xét duyệt cấp tín dụng;
- Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp; mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
Lưu ý:
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 127 không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 127 phải được Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng.
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 127 không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 127 không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 127 bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 127 phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều 127 bao gồm cả tổng mức mua; đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 127 phát hành.
Tải xuống hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm mới năm 2022
Sau đây là mẫu hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm mới năm 2022. Các bạn có thể xem trước mẫu hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm mới năm 2022; và tải xuống mẫu hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm mới năm 2022 tại đây.
Đây là mẫu hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm mới năm 2022 đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hợp đồng vay tài sản không có biện pháp bảo đảm mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
– Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
– Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
– Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Hiện nay, rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính cho khách hàng vay tín chấp. Có thể kể đến: ACB, ANZ, Citibank, HSBC, Maritime Bank, Standard Chartered, Techcombank, VPBank, FE Credit, Easy Credit, Lotte Finance…
Có nhiều hình thức vay tín chấp như:
– Vay tín chấp theo lương;
– Vay tín chấp theo sổ hộ khẩu;
– Vay tín chấp theo đăng ký xe;
– Vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm;
– Vay tín chấp theo sim;
– Vay tín chấp theo hóa đơn điện nước…
Để được vay tín chấp, người vay liên hệ với ngân hàng hoặc các công ty tài chính để được hướng dẫn cung cấp các giấy tờ cần thiết.
Vay tín chấp giữa ngân hàng, công ty tài chính với người vay không chịu sự điều chỉnh bởi quy định về lãi vay của Bộ luật Dân sự bởi tổ chức tín dụng là đối tượng điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực (như lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…)