Khi kinh doanh hàng nhập khẩu, một số công ty thường lựa chọn phương pháp ủy thác cho các công ty nhập khẩu, điều này nhằm đảm bảo cho việc nhập khẩu được thực hiện thuận lợi hơn. Các bên sẽ lựa chọn ký kết hợp đồng để thỏa thuận với nhau về các điều kiện liên quan để đảm bảo quyền lợi của mình. Vậy hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu được pháp luật quy định như thế nào, hình thức và nội dung ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho độc giả về hợp đồng uỷ thác nhập khẩu.
Căn cứ pháp lí
Bộ luật Dân sự số 2015
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu là gì?
Theo Điều 16 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài: “Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.”
Vậy ủy thác nhập khẩu là gì? Ủy thác nhập khẩu là việc thuê ngoài một đơn vị kinh doanh dịch vụ nhập khẩu để tổ chức và thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa cho bên mua. Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu, hay nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua các đơn vị trung gian.
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu là một loại hợp đồng dịch vụ, là sự thỏa thuận của hai bên bao gồm những điều khoản chính quy định về: thông tin dịch vụ ủy thác nhập khẩu, mức phí, quyền và trách nhiệm các bên, thanh toán…bên ủy thác sẽ trả tiền dịch vụ cho bên nhận ủy thác.
Mục đích của hợp đồng ủy thác nhập khẩu là gì?
Cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không có chức năng nhập khẩu, doanh nghiệp mới thành lập, chưa đàm phán được với người bán hàng nước ngoài, chưa rõ các quy trình và hình thức làm việc với hải quan cũng như quy trình nhập khẩu hàng hóa hoặc doanh nghiệp có đầy đủ chức năng, nhưng có thể do mặt hàng mới, doanh nghiệp cảm thấy chưa đủ kinh nghiệm nhập…. thường tìm đến các nhà nhập khẩu. Hợp đồng ủy thác nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu của bên ủy thác và bên nhận ủy thác.
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu là cơ sở pháp lý ghi nhận quyền và nghĩa vụ, đảm bảo cả hai bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ, đồng thời ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp của hai bên khi có tranh chấp xảy ra.
Tải xuống hợp đồng ủy thác nhập khẩu
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu?
– Trên thực tế có rất nhiều trường hợp bên ủy thác và nhận ủy thác đã quen thân nhau từ trước và khi thực hiện hợp đồng thì chỉ giao kết bằng miệng mà không có giấy tờ văn bản pháp lý chứng minh thỏa thuận của hai bên. Điều này dẫn đến khi hàng hóa có vấn đề và bên kia không chịu trách nhiệm và không thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi. Có rất nhiều trường hợp xảy ra mà chúng ta không thể đoán trước được, vì thế các doanh nghiệp cần phải lưu ý kỹ về việc giao kết hợp đồng bằng văn bản để tránh phạm phải những sai lầm.
– Trường hợp hợp đồng không có hiệu lực, dù đã thực hiện ký kết hợp đồng với sự đồng thuận của các bên liên quan thế nhưng lại không được hợp pháp hóa vì hợp đồng có thể ký kết bởi những người mà không có thẩm quyền quyết định được quy định trong luật pháp Việt Nam và Quốc tế. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các thông tin về người có thẩm quyền ký kết hợp đồng để tránh những rủi ro đáng tiếc mà pháp luật không thể can thiệp để giải quyết tranh chấp giữa các bên có liên quan.
– Hợp đồng phải ghi đầy đủ thông tin như trách nhiệm bồi thường hợp đồng, khắc phục hậu quả có thể xảy ra, cách thức bồi thường hợp đồng và thời gian bồi thường. Nếu như không có những quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên thì đến khi xảy ra rủi ro thì sẽ bị kẹt lại ở rủi ro trách nhiệm của các bên.
– Trong quá trình lựa chọn đối tác hợp đồng, bên ủy thác cần cân nhắc lựa chọn kỹ những công ty nhập khẩu uy tín để giảm thiểu những rủi ro do bên nhận ủy thác gây ra như vấn đề thủ tục hải quan.
– Cần lưu ý vấn đề quyền hạn và nghĩa vụ thực hiện của các bên tham gia khi xảy ra tranh chấp được phát sinh hay có liên quan đến hợp đồng và việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp.
Mời bạn xem thêm bài viết
- CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU ĐƯỢC THÀNH LẬP NHƯ THẾ NÀO?
- DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU SẢN PHẨM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
- THỦ TỤC NHẬP KHẨU DRONE PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu thông tin quy hoạch; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đều là những hình thức mà một bên chủ thể nhân danh bên chủ thể khác để thực hiện các công việc trong một phạm vi nhất định, nhưng giữa ủy thác và ủy quyền có các điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, về hình thức: thỏa thuận ủy quyền có thể tồn tại dưới các hình thức: giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền, quyết định ủy quyền. Còn ủy thác luôn tồn tại dưới dạng hợp đồng ủy thác bằng văn bản hoặc các hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương.
Thứ hai, về lĩnh vực chủ yếu thực hiện: ủy quyền thường được áp dụng trong các lĩnh vực dân sự, ủy thác được sử dụng trong lĩnh vực thương mại.
Thứ ba, về thù lao: việc thù lao ủy quyền do các bên tự thỏa thuận. Hợp đồng ủy quyền có thể là hợp đồng có đền bù hoặc hợp đồng không có đền bù. Nhưng hợp đồng ủy thác luôn là hợp đồng có đền bù.
Luật thương mại 2005;
Luật quản lý ngoại thương 2017;
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương;
Thông tư số 12/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 15/06/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương.