Trong cuộc đời sinh viên, chúng ta điều không ít lần phải chuyển trọ vài lần. Bên cạnh các vấn đề tìm trọ như thế nào; không gian trọ ra sao; khu vực nhà trọ có phức tạp hay không; thì vấn đề quan trọng hàng đầu đó chính là việc ký kết hợp đồng thuê nhà trọ. Hợp đồng thuê phòng trọ là căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa bên cho thuê và bên thuê. Là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích các bên.
Đặc biệt là bên thuê phòng trọ khi phát sinh tranh chấp giữa đôi bên. Vậy phải soạn một hợp đồng thuê nhà trọ như thế nào mà vừa đảm bảo đủ quyền lợi chính đáng của bản thân mà còn bảo vệ mình trước những trường hợp bất cập phát sinh trong quá trình sinh sống. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LuatsuX.
Cơ sở pháp lý
Các vấn đề cần chú ý khi ký hợp đồng thuê nhà trọ
Khi thuê nhà trọ người thuê trọ trước khi ký kết hợp đồng cần lưu tâm các vấn đề sau:
1. Nên ký hợp đồng trực tiếp với người quản lý nhà trọ hoặc chủ trọ.
Đây là lưu ý quan trọng đầu tiên khi đi thuê nhà trọ. Nếu bạn ký kết hợp đồng với người không có trách nhiệm quản lý nhà trọ; thì về mặt pháp luật hợp đồng thuê nhà trọ của bạn sẽ không có giá trị pháp lý. Khi đó bạn có thể bị chủ trọ hoặc người quản lý trọ đuổi ra khỏi nơi trọ bất cứ lúc nào mà không thể làm được gì cả.
2. Các quyền và nghĩa vụ khi ở trọ.
Quyền lời và nghĩa vụ khi ở trọ là những vấn đề các bên phải tuân thủ trong suốt quá trình thuê trọ và đòi hỏi hai bên phải tuân thủ. Hầu hết các vấn đề phát sinh mâu thuẫn xảy ra liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên không rõ ràng hoặc không được cân bằng. Khi ký hợp đồng cần nên đọc kỹ phần này nếu cảm thấy không ổn hay bị mất nhiều quyền lợi thì phải ý kiến để sửa đổi, bổ sung vào trong hợp đồng.
3. Các chi phí sinh hoạt phải đóng trong quá trình chuyển trọ.
Bên cạnh vấn đề về tiền trọ, thì các khoản tiền khác như tiền điện, tiền nước, tiền rác, tiền Internet, tiền gửi xe, … cần phải có sự thống nhất chung và quy định một cách rõ ràng. Việc này sẽ giúp cho quá trình tính tiền sinh hoạt phải đóng cho chủ trọ/ quản lý trọ một cách dễ dàng. Cũng như giúp cho người thuê trọ đưa ra quyết định có nên thuê trọ nay không; và tránh được tình trạng tăng quá mức từ phía người cho thuê.
4. Giải quyết các tình huống phát sinh khi ở trọ.
Trong quá trình ở trọ sẽ có một số tình huống phát sinh như có thêm bạn ở trọ; có người nhà lên thăm; trả tiền trọ trễ; tăng giá trọ; hay các vụ việc bị mất đồ tại khu vực trọ cũng là những vấn đề cần quy định rõ và chi tiết trong hợp đồng.
Những quy định trên trong hợp đồng sẽ là tiền đề giải quyết cho những vấn đề phát sinh trong quá trình ở trọ; tạo sự tin tưởng, yên tâm cho người thuê trọ; cũng như giảm bớt gánh nặng lo lắng phát sinh từ phía những người quản lý/chủ trọ.
5. Chấm dứt hợp đồng.
Việc chấm dứt một hợp đồng thuê trọ kéo theo rất nhiều vấn đề pháp lý phát sinh như trả trọ; kiểm kê tài sản, trả cọc nhà trọ; bồi thường thiệt hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt; ….
Để có thể kết thúc vấn đề thuê trọ một cách nhẹ nhàng và suôn sẽ; bản thân người thuê trọ và chủ trọ/ quản lý trọ cần phải chủ động thống nhất rõ ràng để cân bằng lợi ích của đôi bên; góp phần tránh các phát sinh mâu thuẫn sau khi kết thúc hợp đồng.
Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ, phòng trọ năm 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***——
HỢP ĐỒNG THUÊ PHÒNG TRỌ
BÊN A: BÊN CHO THUÊ
Ông/bà: ……………………………………………………… Năm sinh:……………………………………
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………… Nơi cấp ……………………………
Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………..
BÊN B : BÊN THUÊ
Ông/bà: …………………………………………………….. Năm sinh: ……………………………………
CMND số: ……………………………….. Ngày cấp …………… Nơi cấp ……………………………
Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………..
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
Điều 1:
Bên A đồng ý cho bên B thuê một phòng thuộc địa chỉ……………………………………..
Thời hạn thuê nhà là ….……tháng kể từ ngày……tháng……năm……………
Điều 2 :
Giá tiền thuê nhà là ……………..đồng/tháng (Bằng chữ …………………………)
Tiền thuê phòng trọ bên B thanh toán cho bên A từ ngày ….. Tây hàng tháng.
Tiền điện: Bên B thanh toán cho …….……. vào ngày ……hàng tháng với giá………..
Tiền nước: Bên B thanh toán cho…………vào ngày……….hàng tháng với giá……….
Khoản khác (nếu có)………………………………………………………………….
Bên B đặt tiền thế chân trước ……………… đồng ( Bằng chữ : .………………..) cho bên A. Tiền thế chân sẽ được trả lại đầy đủ cho bên thuê khi hết hợp đồng thuê phòng trọ và thanh toán đầy đủ tiền điện, nước, phí dịch vụ và các khoản khác liên quan.
Bên B ngưng hợp đồng trước thời hạn thì phải chịu mất tiền thế chân.
Bên A ngưng hợp đồng (lấy lại nhà) trước thời hạn thì bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã thế chân.
Điều 3 : Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê (Bên A)
Quyền của Bên cho thuê:
Yêu cầu Bên thuê sử dụng nhà ở đúng mục đích và đúng nội quy sử dụng nhà trọ đính kèm hợp đồng thuê phòng trọ này; phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xử lý vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà trọ;
Yêu cầu Bên thuê trả tiền thuê nhà đầy đủ và đúng thời hạn ghi trong hợp đồng;
Yêu cầu Bên thuê có trách nhiệm trả tiền để sửa chữa phần hư hỏng, bồi thường thiệt hại do lỗi của Bên thuê gây ra;
Được quyền chấm dứt hợp đồng khi có một trong các trường hợp quy định tại Điều 6 của hợp đồng này;
Thu hồi nhà ở trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê phòng ở theo quy định tại Điều 6 của hợp đồng này.
Các quyền khác theo thỏa thuận ……………………………………………………………..
Nghĩa vụ của Bên cho thuê:
Giao nhà ở cho Bên thuê đúng thời gian quy định tại Điều 1 của hợp đồng này;
Xây dựng nội quy sử dụng nhà ở sinh viên và phổ biến quy định về sử dụng nhà ở sinh viên cho Bên thuê và các tổ chức, cá nhân liên quan biết;
Thực hiện quản lý vận hành, bảo trì nhà ở cho thuê theo quy định;
Thông báo cho Bên thuê những thay đổi về giá thuê ít nhất là 01 tháng trước khi áp dụng giá mới.
Phối hợp với Ban tự quản nhà sinh viên tuyên truyền, đôn đốc sinh viên thuê nhà ở chấp hành nội quy quản lý sử dụng nhà ở sinh viên.
Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận…………………….………………………………………….
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê (Bên B)
Quyền của Bên thuê:
Nhận nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại Khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;
Yêu cầu Bên cho thuê sửa chữa kịp thời những hư hỏng của nhà ở và cung cấp dịch vụ thiết yếu theo thỏa thuận;
Chấm dứt hợp đồng khi không còn nhu cầu thuê mua nhà ở;
Thành lập Ban tự quản nhà ở sinh viên;
Các quyền khác theo thỏa thuận ………………………………………………………………
Nghĩa vụ của Bên thuê:
Trả đủ tiền thuê nhà theo đúng thời hạn đã cam kết;
Sử dụng nhà đúng mục đích; giữ gìn nhà ở, có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
Không được tự ý sửa chữa, cải tạo nhà ở thuê; chấp hành đầy đủ những quy định về quản lý sử dụng nhà ở và các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý nhà ở;
Không được chuyển nhượng hợp đồng thuê phònghoặc cho người khác cùng sử dụng nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào;
Chấp hành các quy định về nghiêm cấm trong sử dụng nhà ở và giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;
Giao lại nhà cho Bên cho thuê trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại Điều 5 của hợp đồng này hoặc trong trường hợp nhà ở thuê thuộc diện bị thu hồi.
Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận…………………………….………………………………..
Điều 5: Chấm dứt hợp đồng thuê phòng trọ
Việc chấm dứt hợp đồng thuê phòng ở sinh viên thực hiện trong các trường hợp sau:
Khi hai bên cùng nhất trí chấm dứt hợp đồng thuê phòng ở;
Khi Bên thuê không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở hoặc khi Bên thuê nhà mất (chết);
Khi Bên thuê không trả tiền thuê nhà liên tục trong ba tháng mà không có lý do chính đáng;
Khi Bên thuê tự ý sửa chữa, đục phá kết cấu, cải tạo hoặc cơi nới nhà ở thuê;
Khi Bên thuê tự ý chuyển quyền thuê cho người khác hoặc cho người khác cùng sử dụng nhà ở;
Khi Bên thuê vi phạm các Điều cấm theo quy định;
Khi nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc nằm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận (nếu có) hoặc theo quy định pháp luật.
Điều 6: Cam kết thực hiện và giải quyết tranh chấp
Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong hợp đồng này.
Mọi tranh chấp liên quan hoặc phát sinh từ hợp đồng này sẽ được bàn bạc giải quyết trên tinh thần thương lượng, hoà giải giữa hai bên. Trường hợp không hòa giải được thì đưa ra Tòa án để giải quyết
Điều 7: Điều khoản thi hành
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hợp đồng này có ….trang, được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản.
…………………,ngày………tháng………năm………
Bên cho thuê (Bên A) (Ký, ghi rõ họ tên) | Bên thuê (Bên B) (Ký, ghi rõ họ tên) |
Download mẫu hợp đồng thuê nhà trọ
Mời bạn xem thêm các bài viết:
- Nam và nữ thuê chung một phòng trọ, có được không?
- Miễn thuế kinh doanh nhà trọ công nhân
- Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
- Bao nhiêu phòng trọ thì phải đăng ký kinh doanh?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của LuatsuX về vấn đề “Hợp đồng thuê nhà trọ, phòng trọ năm 2022” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể, sổ đỏ, giấy tờ nhà đât,… của LuatsuX, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định của pháp luật, người cho thuê nhà được quyền cho điều chỉnh giá thuê trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc có căn cứ làm phát sinh quyền tăng giá cho thuê, căn cứ này có thể do các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trường hợp các bên không có thỏa thuận nhưng pháp luật có quy định.
Tuy nhiên nếu chủ nhà tăng giá một cách bất hợp lý thì người thuê nhà sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng; mà không thông báo cho người thuê biết trước theo thỏa thuận. Trường hợp chủ nhà không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng hoặc vì lợi ích của người thứ ba mà hạn chế quyền sử dụng; người thuê cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 132 Luật nhà ở năm 2014, nếu bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng thì bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê.
Chính vì vậy, khi gặp khó khăn về tài chính không thể chi trả được tiền trọ, người thuê trọ nên có sự thoả thuận, bàn bạc lại với chủ trọ/ quản lý trọ.