Chào luật sư hiện nay quy định về việc thu hộ chi hộ của cá nhân và tổ chức được quy định như thế nào? Hôm qua khi họp với quản lý, tôi được phân công nhiệm vụ tìm hiều về mô hình dịch vụ thu hộ chi hộ để công ty tôi kinh doanh thêm. Tuy nhiên tôi không có nhiều kiến thức ở lĩnh vực này nên không biết bắt đầu từ đâu. Hiện nay những quy định về hợp đồng thu hộ, chi hộ gồm những gì theo quy định? Hợp đồng thu hộ, chi hộ hiện nay được quy định có những nội dung gì đáng chú ý? Quy định về hợp đồng thu hộ, chi hộ có mẫu để tham khảo hay không? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư X.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề hợp đồng thu hộ, chi hộ chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Thu hộ chi hộ là gì?
Hiện nay vấn đề thu hộ chi hộ ngày càng phổ biến hơn trong xã hội. Những dạng phổ biến nhất của thu hộ chi hộ là các hóa đơn điện, nước hay internet và một số loại khác. Vậy bản chất của thu hộ chi hộ hiện nay là như thế nào? Ai được phép thu hộ chi hộ theo quy định? Những quy định về khái niệm thu hộ và chi hộ hiện nay có thể được hiểu cụ thể gồm có các nội dung cần biết như sau:
Dịch vụ thu hộ chi hộ là dịch vụ mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó ủy quyền cho một bên cung cấp dịch vụ thu hộ chi hộ (được cấp phép hoạt động) để thu hoặc chi các khoản tiền theo hợp đồng. Những khoản ủy quyền thu hộ và chi hộ này được nêu rõ trên các văn bản cụ thể.
Các khoản thu hộ chi hộ của các cá nhân, tổ chức nhiều khi là các khoản nộp thay tiền điện, lương, thưởng, phí bảo hiểm, cước phí điện thoại,… Có thể chia thu hộ chi hộ thành hai loại chính như sau:
- Trên giấy tờ của các khoản thu hộ chi hộ, bên ủy quyền là bên đứng tên
- Trên giấy tờ của các khoản thu hộ chi hộ, bên được ủy quyền là bên đứng tên
Việc sử dụng dịch vụ thu hộ chi hộ giúp các cá nhân, tổ chức giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh của mình. Giúp giảm các rủi ro về lưu trữ, vận chuyển tiền, tiết kiệm thời gian và dễ dàng theo dõi các khoản thu chi.
Kế toán sẽ hạch toán thu hộ chi hộ như thế nào?
Bên cạnh việc hạch toán thu hộ chi hộ của cá nhân thì hiện nay công ty cũng có thể hạch toán thu hộ chi hộ. Vậy hiện nay những quy định về việc hạch toán thu hộ hay chi hộ của công ty được thực hiện theo quy trình như thế nào? Kế toán có trách nhiệm và nghĩa vụ như thế nào trong việc hạch toán thu hộ chi hộ cho nhân viên theo quy định? Những tư vấn về kế toán hạch toán thu hộ chi hộ hiện nay được hiểu như sau:
Khi đã hiểu về thu hộ chi hộ là gì và các quy định về nó thì bạn cũng cần phải biết hạch toán các khoản thu hộ chi hộ như thế nào cho đúng. Hạch toán các khoản thu hộ chi hộ được chia ra như sau:
Sau khi thu hộ, chi hộ, kế toán sẽ chịu trách nhiệm hạch toán các khoản thu chi theo quy
Đối với khoản chi hộ
- Trong trường hợp doanh nghiệp chi hộ cho khách hàng, kế toán doanh nghiệp cần hạch toán như sau:
Nợ TK 1388
Có TK 111, 112
- Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thanh toán tiền chi hộ, việc hạch toán sẽ được tính theo:
Nợ TK 111, 112
Có TK 1388
Đối với khoản thu hộ
- Nếu trong trường hợp doanh nghiệp thu hộ cho khách hàng, kế toán của doanh nghiệp cần hạch toán như sau:
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
- Trong trường hợp doanh nghiệp trả lại số tiền đã thu hộ cho bên yêu cầu thu hộ thì hạch toán như sau:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3388
Hợp đồng thu hộ chi hộ gồm những gì?
Hợp đồng thu hộ chi hộ là văn bản thể hiện những nội dung xoay quanh việc thu hộ chi hộ cũng như những quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Vậy cụ thể hợp đồng thu hộ chi hộ hiện nay có bao nhiêu nội dung cần phải có? Hợp đồng thu hộ chi hộ hiện nay được lập thành mấy bản? Những quy định về hợp đồng thu hộ chi hộ hiện nay gồm có các nội dung đáng chú ý và quan trọng như sau:
Về hóa đơn:
Căn cứ theo Điều 3, Khoản 7, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất”.
– Về thuế GTGT thu chi hộ:
Theo Điều 5, Khoản 7, Điểm d tại Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau: “Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.”
– Kê khai thuế
Căn cứ:
+ Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi các thông tư để cải cách đơn giản thủ tục hành chính về thuế
+ Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế.
Nội dung:
– Cắt giảm ký hiệu mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, mặt hàng, thuế suất và các chỉ tiêu khác để giảm thời gian làm thủ tục nộp thuế cho người nộp thuế.
– Bỏ quy định doanh nghiệp phải cung cấp Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào khi kê khai thuế GTGT.
– Theo đó, kể từ ngày 01/01/2015, kỳ nộp thuế GTGT hoặc kỳ khai thuế quý I năm 2015, người nộp thuế chỉ cần nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế và không cần tổng hợp vào bảng kê phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT. Người nộp thuế theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thuế, cần hạch toán đầy đủ, kịp thời các chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ để có thể xác định số thuế chính xác và xuất trình đầy đủ khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra.
Do đó khoản thu hộ và chi hộ không được tổng hợp trên Tờ khai thuế GTGT mẫu 01-GTGT.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp có các khoản phát sinh thu hộ, chi hộ theo hợp đồng giữa hai bên thì:
– Trường hợp doanh nghiệp thu hộ khách hàng:
+ Phải lập hóa đơn GTGT, chứng từ thu tiền theo quy định, không phải kê khai, tính, nộp thuế GTGT, do không liên quan đến việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của công ty.
+ Công ty lập biên bản bàn giao các khoản thu hộ kèm theo bảng kê hóa đơn GTGT, chứng từ thu tiền bản gốc cho bên nhờ thu hộ theo hợp đồng.
– Trường hợp công ty chi hộ khách hàng:
+ Công ty nhận được hóa đơn của người bán nhờ chi hộ và kèm theo chứng từ thu tiền, chứng từ ngân hàng (nếu có). Do hóa đơn đứng tên doanh nghiệp nhờ chi hộ nên doanh nghiệp không cần kê khai, tính thuế GTGT đầu vào, do các khoản chi hộ này không liên quan đến hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Các khoản chi hộ nêu trên không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, công ty không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không tính vào chi phí được trừ và doanh thu khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
+ Nếu hóa đơn đứng tên công ty chi hộ thì công ty chi hộ kê khai thuế đầu vào để xác định chi phí và xuất hóa đơn đầu ra cho công ty nhờ chi hộ (tương tự giao dịch mua bán thông thường).
Khoản thu hộ chi hộ có phải xuất hóa đơn không?
Hiện nay những khoản chi hộ được hiểu là một chủ thể khác thanh toán thay cho chủ thể cần thanh toán. Vậy trong trường hợp khoản thu hộ hay chi hộ thì có phải xuất hóa đơn không? Nếu như xuất hóa đơn thì ai sẽ đứng tên trên hóa đơn được xuất? Khi nào thì thu hộ hay chi hộ cần phải được xuất hóa đơn? Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng có thời hạn là bao nhiêu? Những tư vấn của Luật sư X cho việc xuất hóa đơn khi thu hộ chi hộ gồm có:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) hướng dẫn các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:…”
Căn cứ Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
“1… Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền…
7. Các trường hợp khác:
Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:..
d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh”.
Căn cứ quy định trên, trường hợp công ty là trung tâm xuất khẩu lao động có ký hợp đồng cung cấp lao động cho công ty nước ngoài (công ty ở Nhật Bản), khi thực hiện hợp đồng công ty có nhận tiền từ công ty nước ngoài để chi trả hộ tiền mua vé máy bay cho người lao động sang Nhật Bản làm việc thì khoản thu này không có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty, công ty không phải lập hóa đơn, chỉ lập chứng từ chi theo quy định.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng thu hộ, chi hộ gồm những gì?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ mất bao lâu thời gian?
- Mẫu viết phiếu đăng ký dự tuyển viên chức
- Tải về mẫu đơn xin xác nhận nuôi dưỡng chuẩn pháp lý
Câu hỏi thường gặp
Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 7 sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau: “b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 7, Điểm d quy định đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng như sau: “d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.”
+ Nếu khoản chi hộ có hóa đơn lập theo tên Doanh nghiệp thì khi thu lại tiền từ khách hàng, công ty phải lập hoá đơn GTGT, chứng từ thu tiền theo quy định (phiếu thu) và kê khai, tính nộp thuế GTGT với thuế suất tương ứng của hàng hóa, dịch vụ đó.
+ Nếu khoản chi hộ có hóa đơn lập theo tên Đối tác thì khi chi hộ, doanh nghiệp lập phiếu chi, khi thu lại tiền từ khách hàng thì không lập hóa đơn GTGT mà lập phiếu thu.
Các định chế tài chính khi tham gia dịch vụ này sẽ đem lại những lợi ích sau:
Giảm thiểu rủi ro trong việc lưu trữ, vận chuyển, kiểm đếm tiền mặt;
Chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác;
Tập trung tiền mặt về tài khoản thường xuyên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
Tiết kiệm thời gian và chi phí;
Tận dụng mạng lưới từ hệ thống của Agribank;
Tạo mối quan hệ sâu hơn, gắn bó hơn giữa Agribank và các ngân hàng đại lý