Ông nội tôi có một mảnh đất ở quê không sử dụng đến với diện tích hơn 1400m2 . Nay ông tuổi đã cao sức đã yếu, ông muốn làm hợp đồng để tặng cho mảnh đất cho con trai tức là bố tôi. Hợp đồng thì ông nội tôi cũng đã nhờ người soạn giúp, đang chờ bố tôi về để bàn giao. Tuy nhiên thì bố tôi đang có việc chưa thể về được, nên tôi muốn hỏi là hợp đồng tặng cho này có hiệu lực khi nào? Rất mong mọi người giúp đỡ. Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho bất động sản
Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về hợp đồng tặng cho bất động sản như sau:
-Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
-Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?
Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực; phải đăng ký chuyển quyền, thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
Có được đòi lại bất động sản đã được tặng cho hay không?
Về bản chất, nếu hợp đồng tặng cho bất động sản đã được công chứng, chứng thực và làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu thì quyền sở hữu lúc này thuộc về người được tặng cho. Trong trường hợp này, người tặng không có tư cách để đòi lại tài sản nói trên.
Tuy nhiên, nếu rơi vào những trường hợp sau đây, thì bạn vẫn có khả năng đòi lại mảnh đất, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
-Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
-Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
-Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, nếu bạn tặng cho mảnh đất nói trên và có yêu cầu phải thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Nếu như người này đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bạn có cơ sở để đòi lại. Và lưu ý rằng: Ngay từ khi giao kết hợp đồng tặng cho, đồng thời cũng phải đặt ra điều kiện buộc bên được tặng phải thực hiện, không được phép đưa ra điều kiện sau khi hoàn tất thủ tục tặng cho tài sản.
Trường hợp 2: Bạn có thể được hoàn trả lại mảnh đất nếu chứng minh được giao dịch dân sự kia vô hiệu theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, như sau:
“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định cụ thể tại Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
-Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
-Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
-Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
-Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
-Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, nếu chứng minh được hợp đồng tặng cho không đáp ứng đủ 1 trong các điều kiện trên đây, thì hợp đồng này vô hiệu, khi đó tài sản sẽ được hoàn trả lại cho bạn.
Tóm lại, pháp luật không đặt ra quy định về những trường hợp cụ thể được phép đòi lại tài sản tặng cho. Tuy nhiên, nếu chứng minh được hợp đồng tặng cho rơi vào một trong những trường hợp như trên, thì bạn vẫn có khả năng lấy lại tài sản của mình.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến bồi thường khi bị thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Đất sản xuất kinh doanh có được xây khách sạn
- Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng như thế nào?
- Chồng có thể là người đại diện theo pháp luật của vợ?
- Khi nào người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam?
Câu hỏi thường gặp
– Một là, đất được tặng cho phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
– Hai là, đất đem tặng cho phải được xác nhận là không có tranh chấp.
– Ba là, quyền sử dụng đất phải đảm bảo điều kiện không nằm trong trường hợp đang bị kê biên thi hành án.
– Bốn là, đất được tặng cho phải còn trong thời gian sử dụng theo quy định của pháp luật.
Khi thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất, bên tặng cho và bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất cần thực hiện các thủ tục theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Hai bên thực hiện giao kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Bước 2: Thực hiện thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận tặng cho
Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất sẽ phát sinh các loại thuế và lệ phí sau:
– Về thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, thu nhập từ việc nhận tặng cho đối với quyền sử dụng đất được xác định là một trong những thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Thuế suất được áp dụng để tính thuế trong trường hợp này là 10% giá trị tài sản.
– Về lệ phí trước bạ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, khi tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất từ nhận tặng cho, lệ phí trước bạ được xác định là 0,5% giá trị của tài sản (xác định theo Bảng giá đất của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi có đất).