Trà sữa hiện đang là một thức uống được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Nhận thấy được tiềm năng mang về nguồn lợi kinh doanh lớn, thị trường trà sữa đang ngày càng trở nên nóng hơn bao giờ hết, khi không chỉ có sự cạnh tranh giữa những thương hiệu nổi tiếng, lâu đời với nhau mà còn sự xuất hiện ngày càng nhiều của hàng loạt các thương hiệu mới lớn nhỏ, từ các thương hiệu trong nước cho đến các thương hiệu từ nước ngoài du nhập vào thị trường trà sữa của Việt Nam, với nhiều cách thức tiến hành kinh doanh khác nhau, nhưng chủ yếu đều tập trung nhiều vào giới trẻ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận về độ phủ sóng mạnh mẽ của các thương hiệu trà sữa lâu đời tại thị trường trà sữa ở Việt Nam. Để có thể phủ sóng các sản phẩm trà sữa mạnh mẽ đến như vậy thì các thương hiệu này không chỉ mở thêm các cơ sở, các chi nhánh mà còn thực hiện các hoạt động nhượng quyền thương mại thông qua việc đăng ký và ký kết hợp đồng. Vậy hoạt này được pháp luật hiện nay quy định như thế nào? Hợp đồng nhượng quyền trà sữa bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhượng quyền trà sữa là gì theo quy định của pháp luật?
Nhượng quyền trà sữa thực chất là một hoạt động nhượng quyền thương mại. Căn cứ theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại năm 2005:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.
Như vậy, nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền trà sữa nói riêng đều là một hoạt động thương mại. Theo đó, việc nhượng quyền trà sữa sẽ phải đáp ứng theo hai điều kiện đó là:
- Thứ nhất, việc mua bán trà sữa hay cung ứng trà sữa phải được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền trà sữa quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền trà sữa.
- Thứ hai, bên nhượng quyền trà sữa sẽ có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trà sữa trong việc điều hành công việc kinh doanh
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng nhượng quyền trà sữa
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Theo đó, các bên tham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền sẽ có quyền và nghĩa vụ như sau:
Các quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền trà sữa
Căn cứ theo quy định tại Điều 286 và Điều 287 Luật thương mại năm 2005, thương nhân nhượng quyền trà sữa sẽ có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Đối với quyền thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây
- Nhận tiền nhượng quyền;
- Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ
– Đối với nghĩa vụ thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Các quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền trà sữa
Căn cứ theo quy định tại Điều 288 và Điều 289 Luật thương mại năm 2005, thương nhân nhận quyền trà sữa sẽ có quyền và nghĩa vụ như sau:
– Đối với quyền thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
– Đối với nghĩa vụ thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền trà sữa có các nghĩa vụ sau đây:
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Hợp đồng nhượng quyền trà sữa năm 2023
Căn cứ theo quy định tại Điều 285 Luật thương mại năm 2005, thì theo đó, đối với hợp đồng nhượng quyền trà sữa phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Dưới đây là mẫu hợp đồng nhượng quyền trà sữa theo quy định của pháp luật, Kính mời bạn đọc tham khảo và tải nội dung hợp đồng về theo mẫu như sau:
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hợp đồng nhượng quyền trà sữa”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về soạn thảo hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Đất trang trại có chuyển đổi được không năm 2023?
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng mới năm 2023
- Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại cập nhật mới năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 290 Luật thương mại năm 2005 thì theo đó, bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.